Ông Quảng chia sẻ những lo ngại về việc người lao động phải nghỉ việc sau tuổi 35 - Ảnh: L.ANH
Theo ông Quảng, chuyện lao động mất việc sau tuổi 35 từng được đưa ra diễn đàn Quốc hội, tuy nhiên nhiều người cho rằng đây chỉ là lo ngại không có cơ sở.
"Nhưng qua thông tin từ công đoàn cơ sở, qua hồ sơ đề nghị được nhận trợ cấp một lần cho thấy đang có nhiều người lao động làm việc ở các khu công nghiệp, công ty may, da giày phải nghỉ việc sau tuổi 35.
Tại Hà Nội, đến 90% trong số hơn 10.000 hồ sơ xin nhận trợ cấp một lần thời gian gần đây là của người lao động trên 35 tuổi" - ông Quảng cho biết.
Theo đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến tháng 5-2018, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết trợ cấp một lần cho gần 300.000 người lao động, trung bình mỗi năm có đến 700.000 người lao động nhận trợ cấp một lần, bằng số người huy động được tham gia bảo hiểm xã hội mới hàng năm.
"Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này, mà một trong những nguyên nhân là mức lương của người lao động quá thấp, nếu công ty cho nghỉ việc là không có tiền để tiêu, họ phải lấy tiền bảo hiểm đã đóng để chi tiêu, giải quyết nhu cầu trước mắt, trong khi đó thì lưới an sinh xã hội lại bị ảnh hưởng vì người lao động về già không có lương hưu"- ông Quảng cho hay.
Ông Quảng cũng cho biết các cuộc khảo sát gần đây cho thấy có tới 52% người lao động làm việc tại nhóm các công ty da giày, dệt may, thủy sản... phải làm thêm mới đủ sống, chỉ 16% là có tích lũy, trong khi điều kiện và yêu cầu công việc khiến họ khó đáp ứng sau tuổi 35 và buộc phải xin nghỉ.
"Chúng tôi đã đến khảo sát tại một công ty may có 15.000 công nhân mà chỉ có một vài người nghỉ hưu, người lao động không đủ sức khỏe làm việc cho đến khi về hưu"- ông Quảng nói.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận