Cần có bản lĩnh để nói không“Chúng tôi sẽ đi thực tế để nắm bắt tình hình”Không mua sắm thiết bị dạy học tùy tiện
Phóng to |
Ông Hà Duy Bình, đại diện nhà cung cấp, giới thiệu những tính năng của bảng tương tác tại buổi tọa đàm - Ảnh: H.HG. |
Bà Điệp nêu ý kiến: “Chỉ nên trang bị cho mỗi trường một bảng (chủ trương của UBND TP.HCM là trang bị mỗi trường tiểu học ba bảng tương tác, trong đó Nhà nước chỉ hỗ trợ 50% kinh phí - PV) và Nhà nước nên hỗ trợ 100% kinh phí. Sau một năm thực hiện giảng dạy, khi các phụ huynh hiểu rõ về những hiệu ứng của bảng rồi, lúc ấy mới tiến hành xã hội hóa để lấy kinh phí mua bảng. Như hiện tại ở nhiều trường phụ huynh học sinh chưa hiểu rõ nên mới phản ứng”.
Tập huấn trực tiếp và liên tục
Bà Hoàng Thị Thúy Nga (giám đốc Công ty cổ phần Tri thức và công nghệ cao quốc tế thuộc Tổng công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế - nhà cung cấp bảng tương tác): Khó vì “xã hội hóa” “Trước đây chúng tôi đã cung cấp bảng cho Đồng Nai và mọi việc diễn ra suôn sẻ do ngân sách tài trợ 100%. Tuy nhiên, ở TP.HCM chúng tôi gặp nhiều khó khăn do các trường phải xã hội hóa 50% tổng số tiền trang bị bảng. Đến thời điểm này mới có 17 quận, huyện đã ký hợp đồng với công ty, còn sáu quận, huyện đang trong quá trình thảo luận. Riêng huyện Cần Giờ ngân sách sẽ chi 100% để trang bị. Theo tiến độ công việc, đơn vị nào ký hợp đồng trước chúng tôi tập huấn trước. Sau khi tập huấn chung cho các quận, huyện, chúng tôi sẽ đến từng trường tập huấn thêm. Trường nào có nhu cầu cứ báo, chúng tôi sẽ hỗ trợ”. |
“Cuối năm 2010, trường chúng tôi được UBND quận 1 sắm cho một bảng tương tác. Để giới thiệu với phụ huynh, có tiết giáo viên mang bảng ra sảnh giảng dạy và cho phụ huynh học sinh cùng dự. Hiệu quả của việc giảng dạy bằng bảng tương tác rất rõ ràng. Ngay năm học sau, các phụ huynh đã tự bỏ tiền trang bị cho trường thêm hai bảng tương tác” - TS Lê Thị Ngọc Điệp kể về kinh nghiệm mua sắm bảng tương tác.
Bà Điệp cũng yêu cầu nhà cung cấp bảng phải tập huấn liên tục và trực tiếp cho tất cả giáo viên, chứ không chỉ tập huấn cho đại diện giáo viên (mỗi trường vài người) như hiện nay: “Bảng tương tác có nhiều tính năng, hiệu ứng, không thể trong vài ngày tập huấn mà giáo viên khai thác hết được. Ở trường chúng tôi trước đây, 100% giáo viên và cán bộ quản lý đều phải dự tập huấn. Trong năm đầu tiên dùng bảng tương tác, nhà cung cấp lúc ấy đã phải hỗ trợ chúng tôi suốt quá trình sử dụng. Tức trong quá trình soạn giảng có gì trục trặc là giáo viên gọi, họ cho người xuống ngay. Sau một năm, chúng tôi lại trình bày những vướng mắc và nhà cung cấp bảng tiếp tục tập huấn thêm nhiều lần nữa cho trường” - bà Điệp cho biết.
Tương tự, bà Phạm Thị Thùy Trang, phó trưởng Phòng GD-ĐT quận 2, trình bày: “Tháng 10 vừa rồi, mỗi trường ở quận 2 cử năm giáo viên và cán bộ quản lý dự bốn buổi tập huấn của nhà cung cấp bảng. Nhưng khi về trường tập huấn lại cho giáo viên thì nhiều người lúng túng, nhất là một số cán bộ quản lý lớn tuổi, trình độ công nghệ thông tin còn hạn chế. Vì vậy, chúng tôi mong muốn được tập huấn thêm, tập huấn nhiều hơn nữa. Ngày xưa, chỉ tập huấn để có thể sử dụng PowerPoint trong soạn giảng mà phải mất hơn một tháng. Nay tập huấn để sử dụng bảng tương tác có nhiều tính năng hơn mà chỉ trong vài ngày sẽ rất khó”.
Cần thiết
Tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Quang Vinh, trưởng Phòng giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT TP.HCM, khẳng định: “Năm 2006 khi được đi học tập ở Singapore, tôi thấy trong phòng học của họ đã có bảng tương tác. Lúc ấy, chúng tôi ước mơ các trường ở TP cũng có bảng tương tác để giảng dạy. Việc đưa bảng tương tác vào trường tiểu học là rất cần thiết. Đây chính là phương tiện để giáo dục hội nhập với thế giới. Tôi đề nghị nhà cung cấp phải phối hợp với các phòng chuyên môn của sở để tập huấn cho giáo viên. Thiết bị dạy học này đã vào được các trường rồi thì phải phát huy hết tác dụng”.
Ông Vinh cũng nhấn mạnh: “Mặc dù bảng tương tác là công cụ cần thiết nhưng khi sử dụng không thể tách rời vai trò của người thầy. Phòng giáo dục tiểu học sẽ có kế hoạch chỉ đạo cụ thể về việc sử dụng bảng tương tác trong dạy học, không thể một tiết học có 35 phút thì sử dụng bảng tương tác hết cả 35 phút”.
Trong khi đó, bà Trương Thị Việt Liên, phó trưởng Phòng giáo dục mầm non Sở GD-ĐT TP.HCM, phân tích: “Tôi đi các trường mầm non có yếu tố nước ngoài thì thấy tất cả lớp học của họ đều có bảng tương tác. Chỉ khác là họ không gắn bảng lên cao như ở ta mà gắn sát vào tường, kế bên đó là một cái kệ, học sinh có thể ngồi trên kệ và chơi trên bảng tương tác”. Theo bà Liên, bảng tương tác có thể dạy trẻ mầm non về nghệ thuật tạo hình, âm nhạc, những tiết học đổi mới làm quen với chữ viết sẽ rất tốt. Nhưng chắc chắn bảng tương tác không thể thay thế được trong các hoạt động dạy học về khám phá vì những hoạt động này trẻ phải được trực tiếp cầm, nắm, ngửi... Hiện tại, nhiều trường mầm non đã và đang cho học sinh chơi trên màn hình vi tính một số phần mềm như Kidsmart, nếu học sinh được sử dụng phần mềm này với bảng tương tác sẽ hiệu quả hơn. Tuy nhiên, học sinh mầm non chỉ được chơi trên bảng tương tác 15-20 phút chứ không được vượt quá thời gian này”.
Khổ với bảng tương tác Phải công nhận đề án phổ cập và nâng cao năng lực ngoại ngữ học sinh là đúng đắn và cần thiết. Tuy nhiên bảng tương tác là một thiết bị quá tốn kém. Trong khi đó các hiệu ứng của phần mềm soạn bài bằng bảng tương tác chưa thấy được có hay hơn cách soạn bài bằng PowerPoint thông thường không. Giáo viên tiếng Anh còn khủng hoảng tinh thần hơn. Họ được tập huấn ba ngày về cách soạn bài trên phần mềm Active Inspire phục vụ giảng dạy bằng bảng tương tác. Ba ngày mệt mỏi chỉ tiếp thu được phân nửa nội dung tập huấn, chưa đủ nắm hết hiệu ứng có hiệu quả tốt của phần mềm để soạn bài. Bất ngờ hơn, khi giáo viên tiếng Anh mở phần mềm để soạn bài lại thấy trên đó có đầy đủ chương trình các môn toán, tiếng Việt, khoa học... Nếu như mục đích của bảng tương tác để giáo viên tiếng Anh dạy và học sinh học tiếng Anh thì tại sao các phần mềm bài dạy của môn tiếng Anh lại không hề có trên đó. Hơn nữa, giáo viên mất nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị một tiết dạy với bảng tương tác. Muốn có một tiết dạy 35-40 phút, giáo viên phải soạn bài ở nhà trên máy tính. Soạn bài mà không có kết nối Internet thì không tìm được tư liệu và tranh ảnh đẹp, phong phú để đưa vào bài. Chúng tôi coi đó là nghĩa vụ bắt buộc của giáo viên. Nhưng còn quyền lợi của chúng tôi thì có được ai nhắc đến không? Giáo viên bây giờ có rất nhiều thứ phải lo. Chúng tôi phải làm đúng nội dung dạy học cho những tiết dạy trên lớp. Giáo viên lại có thể dạy nhiều lớp và nhiều khối lớp khác nhau. Ví dụ như một giáo viên có thể dạy lớp 1, lớp 2, lớp 4 và lớp 5. Vậy ngoài bốn giáo án phải soạn, giáo viên đó còn phải chuẩn bị đồ dùng dạy học cho những trình độ khác nhau. Chưa kể giáo viên tiếng Anh hiện nay vẫn phải tự học để có chuẩn nghề nghiệp B2 theo chuẩn châu Âu. Đã chọn nghề giáo như là công việc, là cuộc sống, giáo viên đều mong muốn mình đạt chuẩn B2 để an tâm công tác. Ấy vậy mà bảng tương tác hiện diện khắp nơi. Những giáo viên tiếng Anh rất năng động và nhiệt huyết với công việc mà cũng rất mệt mỏi và bị ám ảnh bởi bảng tương tác. Chưa kể còn những phần mềm khác mà trường chọn dạy cho học sinh nữa như Phonics hoặc ứng dụng Nokia... Giáo viên sao có thể cùng lúc đầu tư nhiều thứ như vậy? Chúng tôi không phải là những cỗ máy. Chúng tôi là những giáo viên có trách nhiệm, yêu nghề, yêu trẻ nên đang khổ sở với bảng tương tác đây. BÍCH NHÀI (TP.HCM) |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận