Các đại biểu tại buổi toạ đàm - Ảnh: PHƯỚC TUẦN
Sáng 25-6, báo Đầu tư tổ chức toạ đàm Vận hành Bất động sản đa sở hữu với chủ đề Đi tìm tiếng nói đồng thuận với nhiều chuyên gia bất động sản, ban quản lý, cư dân và đại diện Bộ Xây dựng tham gia.
Tại toạ đàm, ông Lê Hoàng Châu - chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM - cho biết TP.HCM hiện có hơn 1.400 chung cư, tình trạng tranh chấp chung cư chiếm khoảng 10% hàng năm. Nguyên nhân chính là do chủ đầu tư chậm bàn giao và bàn giao không đủ kinh phí bảo trì cho ban quản trị.
Ông Ngô Quang Phúc (Phú Đông Group) cho rằng câu chuyện tranh chấp chung cư có nguyên nhân từ nhiều bên như ban quản trị, ban quản lý, chủ đầu tư, cư dân và cơ quan quản lý nhà nước; trong đó quan trọng nhất vẫn là do chủ đầu tư.
"Thường chủ đầu tư đưa ra cam kết nhưng không thực thi đúng chất lượng, tiện ích, chiếm dụng quỹ bảo trì. Chính vì sự thiếu thực thi cam kết khiến chủ đầu tư mất uy tín, xảy ra tranh chấp với cư dân. Tôi đề nghị cơ quan nhà nước có chế tài mạnh với các chủ đầu tư mất uy tín, không thực thi cam kết như phong toả tài khoản công ty", ông Phúc cho biết.
Ông Lê Hoàng Châu - chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM - Ảnh: PHƯỚC TUẦN
Cũng tại toạ đàm, nhiều đại biểu lo lắng chuyện hiện nhiều ban quản trị các chung cư không có chuyên môn quản lý, quyền và nghĩa vụ quá tải. Nhiều đại biểu chỉ ra rằng ngoài tranh chấp giữa chủ đầu tư với người dân, người dân với ban quản trị thì còn có sự tranh chấp giữa các thành viên ban quản trị với nhau.
Phân tích thêm câu chuyện này, bà Vũ Ngọc Hương - tổng giám đốc công ty Venus - cho biết hiện nhiều ban quản trị các chung cư cơ bản các thành viên đều không ai được đào tạo bài bản, năng lực, am hiểu còn yếu kém, làm việc không có trả lương.
Phần đông ban quản trị mới đầu rất nhiệt tình nhưng sau vài tháng thì lơ là. Có thành viên ban quản trị thường xuyên bị người dân phản ánh, bức xúc nên gia đình lục đục, mất hạnh phúc, xin rút khỏi ban quản trị.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận