Anh Fraris, chuyên kinh doanh thời trang Halal tại đường Nguyễn An Ninh (Q.1, TP.HCM), soạn hàng gửi máy bay sang Malaysia - Ảnh: NGỌC HIỂN
Với người Hồi giáo, các loại thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm đảm bảo các yêu cầu "được chấp nhận" theo luật Hồi giáo được gọi là Halal. Khái niệm này có thể mở rộng đến các dịch vụ du lịch, chăm sóc sức khỏe hay thậm chí giao dịch ngân hàng.
Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, thị trường thực phẩm Halal toàn cầu đang phát triển với tốc độ nhanh trên khắp các châu lục. Ước tính mức chi tiêu cho thực phẩm Halal của 2 tỉ người Hồi giáo trên thế giới từ 1.400 tỉ USD năm 2020 sẽ tăng gấp 10 lần vào năm 2050.
Là nước xuất khẩu nông sản hàng đầu, Việt Nam có những lợi thế để tiến sâu vào thị trường thực phẩm Halal. Việt Nam đang thực hiện các tuyên bố cấp cao với một số đối tác về hợp tác, thúc đẩy xuất nhập khẩu và chứng nhận các sản phẩm Halal.
Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang lúng túng trước cánh cửa bước vào thị trường thực phẩm Halal do những rào cản về quy chuẩn kỹ thuật và hiểu biết hạn chế về văn hóa.
Trên thế giới hiện chưa có quy định chung về chứng nhận Halal, mỗi thị trường có một số yêu cầu riêng.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cũng nhấn mạnh các nước Trung Đông có nhu cầu nhập khẩu thực phẩm lên tới 80%, tương đương 40 tỉ USD mỗi năm, do điều kiện tự nhiên không thuận lợi.
Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu tương đồng với thế mạnh của Việt Nam cộng thêm thuế thấp, chỉ từ 0% đến 5%, tạo cơ hội lớn cho doanh nghiệp.
Điều cần thiết hiện tại, theo ông Hoan, là xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường, làm nền tảng cho việc sản xuất sản phẩm xuất khẩu có chất lượng, quy cách, mẫu mã phù hợp...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận