Phóng to |
Bản đồ Hoàng Sa trên trang web của NGS (ảnh chụp qua màn hình chiều 12-3) |
Phóng to |
Trong khi đó phần bản đồ trên trang web của tạp chí National Geographic (cũng của NGS) tôn trọng vùng tranh chấp, không ghi thuộc về ai |
Cách thể hiện của NGS có hàm ý quyền sở hữu quần đảo Hoàng Sa thuộc Trung Quốc. Thông tin trên đang gây xôn xao dư luận tại Việt Nam, với lo ngại rằng cách thể hiện của NGS sẽ ảnh hưởng đến những suy luận có tính cách pháp lý quốc tế đối với Hoàng Sa của Việt Nam. Trên bản đồ, vị trí quần đảo Trường Sa (Spratly) không có chú thích thêm nào như quần đảo Hoàng Sa.
Việt Nam từ trước tới nay vẫn luôn khẳng định có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Song rõ ràng NGS đã không tham khảo đầy đủ thông tin về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, bởi có rất nhiều tài liệu quốc tế chứng minh Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ngay cả bản đồ thế giới đăng trên trang web của tạp chí National Geographic (thuộc NGS) cũng không hề ghi chú chữ China bên dưới quần đảo Paracel (http://maps.nationalgeographic.com/maps/map-machine#s=r&c=13.752724664396975,%20110.93994140624999&z=5). Điều này cho thấy sự bất nhất trong cách thể hiện bản đồ của NGS, một trong những tổ chức giáo dục - khoa học với sứ mệnh thúc đẩy công tác bảo tồn thiên nhiên và lịch sử.
Đại sứ quán Mỹ lên tiếng: Không phải là quan điểm của Chính phủ Mỹ Ngày 12-3, Tuổi Trẻ đề nghị Đại sứ quán Mỹ bình luận về việc Hội Địa lý quốc gia Mỹ đưa bản đồ ghi quần đảo Hoàng Sa thuộc Trung Quốc lên website của mình. Ngay sau đó, Đại sứ quán Mỹ khẳng định với Tuổi Trẻ: “Hội Địa lý quốc gia là một công ty tư nhân và không liên kết gì với Chính phủ Mỹ, do đó các tài liệu do công ty đưa ra không phản ánh chính sách của Chính phủ Mỹ”. Đại sứ quán Mỹ cũng nói rõ Mỹ không đứng về bên nào trong các tranh luận pháp lý của các bên đang tranh chấp chủ quyền ở vùng biển trên và khuyến khích Trung Quốc cùng các đối tác trong ASEAN giải quyết những tranh chấp một cách hòa bình và theo luật quốc tế. |
Ông Lê Đức Toàn (phó chủ tịch thường trực Hội Khoa học kỹ thuật biển Việt Nam): Thiếu căn cứ và sai sự thật Thực chất Hội Địa lý quốc gia Mỹ chỉ là một tổ chức tư nhân, vì vậy cơ sở bản đồ của hội này đưa trên mạng không có tính pháp lý. Nếu đích thực bản đồ này của hội xây dựng và công bố trên mạng, sau đó được hội trình Chính phủ Mỹ và Bộ Ngoại giao Mỹ công bố thể hiện quan điểm của chính quyền Mỹ, lúc đó mới được xem xét vấn đề pháp lý. Theo quan điểm của tôi, việc Hội Địa lý quốc gia Mỹ đưa bản đồ này lên mạng chỉ là cách hiểu theo quan điểm chủ quan của hội. Khi đưa vấn đề này ra quốc tế, xem xét chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa, tôi khẳng định Việt Nam có đầy đủ cơ sở để khẳng định quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việc xây dựng và lập bản đồ, cách làm của Hội Địa lý quốc gia Mỹ rất không khoa học, không chịu tìm hiểu tư liệu lịch sử, làm một cách cảm tính, thậm chí đó chỉ là suy nghĩ của một nhóm người. Từ bao đời nay, chúng ta luôn có đầy đủ cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì vậy, việc Hội Địa lý quốc gia Mỹ cho phát hành bản đồ lên mạng nhưng lại ghi dẫn quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc là sai sự thật hoàn toàn. Nhận định của những nhà địa lý như thế là không có căn cứ pháp lý, thiếu tư liệu lịch sử khi làm, vì nếu theo những cơ sở pháp lý và tư liệu lịch sử, quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. GS-TS Đặng Hùng Võ (chủ tịch Hội Trắc địa bản đồ viễn thám Việt Nam): Nên kiện nếu Hội Địa lý Mỹ vẫn phát hành bản đồ sai sự thật Trao đổi với Tuổi Trẻ về việc Hội Địa lý quốc gia Mỹ phát hành bản đồ sai sự thật về Hoàng Sa, GS-TS Đặng Hùng Võ (nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường, chủ tịch Hội Trắc địa bản đồ viễn thám Việt Nam) nói: - Tôi nghĩ rằng chúng ta cần có ngay phản ứng, cần có thư chính thức đề nghị họ cải chính bản đồ sai sự thật đã được phát hành nêu trên. Về phía Hội Trắc địa bản đồ viễn thám Việt Nam, khi nhận được thông tin này, với tư cách là công dân Việt Nam chúng tôi sẵn sàng tham gia các công việc liên quan với mục đích để có sự cải chính đó. * Ông có bình luận gì về việc Hội Địa lý quốc gia Mỹ phát hành bản đồ sai sự thật như vậy? - Chúng tôi cho rằng đây là một sai sót về chuyên môn. Về mặt khoa học chuyên môn cũng như các luận cứ khác thì ít nhất hiện nay quần đảo Hoàng Sa đang trong trạng thái tranh chấp, như vậy Hội Địa lý quốc gia Mỹ không nên và không được phát hành một bản đồ có những sự khẳng định sai sự thật như vậy. Hơn nữa ở đây Việt Nam có đủ chứng cứ để khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam. Do vậy Hội Địa lý quốc gia Mỹ cần có cải chính để tránh những hiểu lầm quốc tế. * Được biết hiện Hội Địa lý quốc gia Mỹ đang bán bộ bản đồ sai sự thật trên qua mạng với nhiều hình thức và ngôn ngữ khác nhau? - Chúng ta phải đề nghị rằng những bản đồ sai sự thật như vậy khi phát hành sẽ làm tổn hại đến chủ quyền của VN, tức là về nguyên tắc Hội Địa lý quốc gia Mỹ không được phát hành bản đồ đó. Còn nếu họ vẫn bán thì chúng ta phải nói với họ là sẽ kiện sản phẩm theo pháp luật quốc tế, vì đây là một sản phẩm không đúng sự thật. Ông Lê Minh Tâm (phó cục trưởng Cục Đo đạc và bản đồ Việt Nam, Bộ Tài nguyên - môi trường): Dùng tư liệu sai, bản đồ sẽ thiếu chính xác Thực tế việc lập bản đồ khu vực nếu không có những cơ sở dữ liệu đầy đủ sẽ dẫn đến việc thiếu chính xác, sai lệch. Với những bản đồ không chuẩn xác về Việt Nam, khi mang vào lưu hành tại Việt Nam sẽ bị tịch thu, còn lưu hành ở nước ngoài, chúng ta sẽ có ý kiến để họ biết. Thông thường khi xây dựng bản đồ, đối với những vùng, khu vực tranh chấp, đó là những vấn đề nhạy cảm cần phải tránh tới mức tối đa. Hiện nay, Liên Hiệp Quốc đang thực hiện vấn đề chuẩn hóa địa danh. Năm 1992, tại hội nghị thượng đỉnh của Liên Hiệp Quốc tổ chức ở Brazil, Nhật Bản đã đưa ra sáng kiến về lập bản đồ toàn cầu và thành lập một ủy ban quốc tế điều hành chung và sáng kiến này đã được Liên Hiệp Quốc chấp thuận. Xuất phát từ quan điểm đó, chương trình lập bản đồ toàn cầu của Liên Hiệp Quốc đã được khởi xướng và có mục tiêu chính là động viên các quốc gia cùng tự nguyện tham gia đóng góp xây dựng bộ bản đồ toàn cầu nhằm hình thành một hệ thống thông tin địa lý để sử dụng chung và phối hợp giám sát. Năm 1996, Việt Nam chính thức tham gia chương trình này và đến tháng 3-2007, bản đồ toàn cầu phần Việt Nam đã hoàn thành và chính thức được đưa lên mạng viễn thông quốc tế, trong đó có đầy đủ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận