11/10/2013 07:43 GMT+7

"Bà Tưng", Ngọc Trinh vào đề thi:: Có vẻ nằm ngoài nhận thức phổ thông của HS

THÂN NGUYỄN LUẬN
THÂN NGUYỄN LUẬN

TT - Trong đề thi tốt nghiệp THPT môn văn năm 2013, Bộ Giáo dục và đào tạo đã đưa ra một câu hỏi tương đối mở.

Câu 2 (3 điểm), thuộc phần chung cho tất cả thí sinh, yêu cầu: “Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về hành động dũng cảm cứu người của học sinh Nguyễn Văn Nam từ thông tin sau...”.

Đắk Lắk: đề thi học sinh giỏi môn toán bị saiThay đổi cấu trúc đề thi học sinh giỏi quốc giaLấy chuyện bà Tưng, Ngọc Trinh làm đề thi

Đề văn này được dư luận đánh giá là mang tính thời sự, vừa mang tính nhân văn, tính giáo dục và có ý nghĩa thực tiễn. Chính những đề văn như thế này sẽ đưa tư duy các em thoát ra khỏi sách vở, được tự do bày tỏ suy nghĩ của mình về các sự việc thực tế của xã hội. Dành một phần trong đề thi để các em thể hiện suy nghĩ của mình là cởi mở, cần thiết. Nhưng phải chú ý nội dung, không để nội dung quá cạn, và liên quan đến các vấn đề tiêu cực của xã hội, dễ gây hiểu nhầm trong suy nghĩ có phần nhạy cảm ở độ tuổi của các em.

Mới đây, đề thi chọn học sinh giỏi văn lớp 12 năm học 2013-2014 của Sở Giáo dục và đào tạo Hải Phòng đưa phát ngôn của người mẫu Ngọc Trinh và Lê Thị Huyền Anh (biệt danh “Bà Tưng”) và yêu cầu học sinh “viết một bài văn (tối đa 800 từ) về chủ đề: Tiến bộ xã hội và ước mơ đại gia của cô gái trẻ”. Sau khi đề văn được tung lên mạng, dư luận tỏ ra bức xúc vì hai “hot girl” được đưa vào đề thi.

Về cách ra đề thì tạm coi là ổn, nhưng hình ảnh không đẹp và những phát ngôn thực dụng của hai cô được đưa vào e còn điều chưa ổn. Không thiếu những hành động đẹp của thanh niên kiểu như em Nguyễn Văn Nam để chúng ta đưa vào đề cũng với mục đích tốt hơn. Nghị luận những vấn đề nhạy cảm về các cô gái trẻ - đại gia có vẻ nằm ngoài nhận thức phổ thông của các em. Đề tài ấy có vẻ rộng hơn và quá nhạy cảm. Nên để đề tài đó cho các nhà nghiên cứu tâm lý học và xã hội học thì hơn.

Cải cách, đổi mới đi đôi với “chất lượng”, không thể cải cách phương pháp mà nội dung cũ hoặc không phù hợp. Vì vậy, việc chú trọng đến sự đổi mới của phương pháp cũng như nội dung một cách đồng đều, hợp lý là vấn đề mà ngành giáo dục cần quan tâm hơn nữa.

THÂN NGUYỄN LUẬN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên