PGS.TS NGUYỄN HỒNG THÁI |
Cần sử dụng đồng bộ giải pháp kinh tế, hành chính, tâm lý trong việc từng bước hạn chế xe cá nhân. Trong đó, biện pháp kinh tế cần được coi là biện pháp hữu hiệu, mang tính chiến lược nhằm tạo thói quen sử dụng phương tiện vận tải công cộng của người dân đô thị |
PGS.TS Nguyễn Hồng Thái |
Theo đánh giá của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), tổn thất kinh tế do ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn của Việt Nam như Hà Nội và TP.HCM có thể lên đến 2-3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Với thực trạng hạ tầng còn yếu kém và lượng xe cá nhân phát triển theo cấp số nhân như hiện nay, nếu không kiểm soát tốt việc sử dụng xe cá nhân thì đừng mơ đến việc giải quyết kẹt xe.
Theo các nghiên cứu đã thực hiện, số hành trình đi lại trung bình của mỗi người dân tại các đô thị lớn của Việt Nam dao động từ 2,7 đến 3 chuyến đi/ngày/người.
Dự báo đến năm 2020, nhu cầu về giao thông tại Hà Nội sẽ trên 18 triệu lượt đi lại/ngày, con số này tại TP.HCM sẽ trên 30 triệu lượt.
Bên cạnh đó, sự phân bố không đều của nhu cầu giao thông theo các giờ trong ngày và tập trung nhiều vào giờ cao điểm đã dẫn đến sự quá tải của cơ sở hạ tầng tại các TP này.
Do vậy, cần phải quản lý tốt việc sử dụng phương tiện và việc này cần được thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện, lâu dài.
Theo tôi, để từng bước hạn chế xe cá nhân, cần thực hiện đồng bộ ba biện pháp chính:
1 Biện pháp hành chính
Hạn chế, thậm chí cấm sử dụng xe máy tại một số khu vực như trung tâm TP, nghiên cứu từng bước áp dụng hạn chế xe ngoại tỉnh vào trung tâm trong giờ cao điểm.
Trên các tuyến có làn dành riêng cho xe buýt, cấm xe máy hoạt động hoặc chỉ cho đi một chiều hay chỉ cho hoạt động ngoài giờ cao điểm hoặc thời gian không có xe buýt; cấm đỗ xe máy và kinh doanh buôn bán trên vỉa hè; đồng thời áp dụng chế độ làm việc lệch giờ giữa các khối cơ quan hành chính, trường học và khối kinh doanh để giảm lượng xe vào các giờ cao điểm.
2 Biện pháp kinh tế
Nhằm điều tiết nhu cầu đi lại, vừa nâng cao trách nhiệm của người tham gia giao thông để chia sẻ trách nhiệm với Nhà nước.
Biện pháp này gồm: tổ chức và xây dựng thêm các điểm đậu xe có thu phí, tăng thuế và phí sử dụng đường bộ đô thị đối với những xe mới khi làm thủ tục sở hữu cũng như các xe đang lưu hành, với phương án tăng dần mức thu hằng năm.
Số tiền thu được từ các khoản phí nêu trên sẽ được đưa vào quỹ phát triển giao thông đô thị do TP quản lý nhằm phục vụ nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông và vận tải công cộng đô thị.
3 Biện pháp tâm lý, giáo dục
Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện và tiến tới yêu cầu các đối tượng như sinh viên, học sinh và các công chức, viên chức và những lãnh đạo trong cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là tại cơ quan chính quyền TP, phải sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng phục vụ đi lại, nhằm tạo sức lan tỏa đến các đối tượng khác.
Kẹt xe trên đường Trường Chinh, TP.HCM - Ảnh: HỮU KHOA |
Giải pháp
|
VẬN TẢI CÔNG CỘNG
|
XE CÁ NHÂN
|
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN
|
Tác động trực tiếp
|
- Mở rộng phạm vi, bán kính, hành trình, mạng lưới phục vụ.
|
- Cấm sử dụng theo tuyến, theo giờ. - Hạn chế đăng ký. |
- Nâng cao khả năng phục vụ vận tải công cộng, đòi hỏi đầu tư và tổ chức tốt.
|
Tác động gián tiếp qua chi phí
|
- Giảm giá theo đối tượng, theo hình thức phục vụ.
|
- Tăng phí sử dụng nhiên liệu, phí sử dụng đường, phí môi trường...
|
- Nghiên cứu mức tác động chi phí đến các đối tượng khác nhau.
|
Tác động gián tiếp qua điều kiện lưu thông
|
- Tăng thời gian phục vụ 24/24 giờ. - Mở rộng đối tượng ưu tiên, ưu đãi, đa dạng các hình thức phục vụ. |
- Hạn chế điểm dừng, đỗ, bến bãi gửi xe. - Điều kiện tham gia lưu thông (chi phí sử dụng đường, thu phí đăng ký, thu phí nhiên liệu...). |
- Quy hoạch điểm dừng, bến đỗ, quản lý chặt chẽ các bến bãi gửi xe. - Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân khi mua, bán cần chuyển đổi sở hữu (thủ tục, lệ phí). |
Tác động gián tiếp thông qua tâm lý người sử dụng xe
|
- Tuyên truyền, thông tin khả năng phục vụ và hiệu quả sử dụng phương tiện công cộng.
|
- Nâng cao ý thức trách nhiệm với cộng đồng. - Tác động thói quen sử dụng phương tiện đi lại, thông qua công chức, những người có vị trí, uy tín, nổi tiếng trong xã hội sử dụng phương tiện công cộng. |
- Sử dụng tổng hợp các phương tiện thông tin tuyên truyền như truyền hình, Internet, tờ rơi, panô...
|
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận