11/02/2012 10:20 GMT+7

Ảnh báo chí thế giới 2011

NGUYÊN PHẠM (Theo AP)
NGUYÊN PHẠM (Theo AP)

TTO - Nhiếp ảnh gia Tây Ban Nha Samuel Aranda vừa giành giải Ảnh báo chí thế giới năm 2011 (World press photo) hôm 10-2 với tấm ảnh về chủ đề cuộc nổi dậy ở Trung Đông đăng trên tờ New York Times.

KhPq7ej0.jpgPhóng to
Tấm ảnh của nhiếp ảnh gia Samuel Aranda - Ảnh: AP

Trong tấm hình, một người phụ nữ đeo mạng đang ôm người thân của mình bị thương sau cuộc biểu tình ở Yemen.

Tấm ảnh chụp ngày 15-10-2011 tại một nhà thờ Hồi giáo ở Sanaa (Yemen), nơi được dùng như nhà thương dành cho những người biểu tình sau khi họ đụng độ với quân đội của Tổng thống Ali Abdullah Saleh.

Ảnh được ban giám khảo đánh giá là đã phản ánh một trong những sự kiện nóng bỏng nhất trong năm 2011 - cuộc biểu tình diễn ra khắp Trung Đông.

“Bức hình thể hiện khoảnh khắc thương tâm, đầy lòng trắc ẩn, chỉ ra hậu quả của con người sau một sự kiện lớn lao, một sự kiện còn tiếp diễn đến bây giờ” - chủ tịch ban giám khảo giải Ảnh báo chí thế giới Aidan Sullivan nhận xét.

Khuôn mặt người phụ nữ trong hình gần như bị che kín bởi tấm mạng đen. Cô đang vỗ về một người đàn ông với tấm thân trần và khuôn mặt nhăn nhó vì đau đớn.

“Có thể chúng ta không bao giờ biết được người phụ nữ, cũng như người họ hàng bị thương của cô ấy là ai. Nhưng họ đã cùng nhau tạo nên một tấm hình sống động về lòng dũng cảm của những con người bình thường - những người đã góp phần tạo nên một chương quan trọng trong lịch sử Trung Đông.

Tấm hình đại diện cho những gì đã xảy ra ở Yemen, Ai Cập, Tunisia, Libya, Syria.. vừa qua. Nhưng nó cũng phản ánh những khía cạnh riêng tư nhất, thể hiện vai trò của người phụ nữ, không chỉ như người chăm sóc mà còn là một người hoạt động trong phong trào nổi dậy” - Koyo Kouoh - thành viên ban giám khảo bình luận về tấm ảnh.

ZM3XLwQA.jpgPhóng to
Cô Chieko Matsukawa vui mừng khi tìm thấy giấy chứng nhận tốt nghiệp của con gái trong đống đổ nát sau trận sóng thần tại Nhật Bản - Ảnh AP

Trận sóng thần ở Nhật Bản cũng là một trong những chủ đề được thể hiện nhiều nhất trong các bức ảnh dự thi năm nay. Tại hạng mục “Nhân vật trong những câu chuyện tin tức”, nhiếp ảnh gia người Nhật Yasuyoshi Chiba đã giành giải nhất với tấm ảnh chụp ngày 3-4 cho Hãng thông tấn AFP. Trong ảnh, người phụ nữ tên Chieko Matsukawa vui mừng khi tìm được giấy chứng nhận tốt nghiệp của con gái mình giữa đống đổ nát sau trận sóng thần ở Higashimatsushima.

Hãng thông tấn AP của Mỹ cũng giành ba giải, trong đó có giải nhất dành cho David Goldman tại hạng mục “Nghệ thuật và giải trí”. Goldman đã “chớp” được khoảnh khắc một người lính đang chơi trống trong một căn cứ quân sự của Canada đóng tại Afghanistan.

Giải Ảnh báo chí thế giới năm nay quy tụ hơn 5.000 nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp với 100.000 tác phẩm tham dự. Trong đó 57 ứng cử viên xuất sắc ở 24 quốc gia đã được trao tặng giải.

Ban giám khảo cũng trao giải đặc biệt cho một nhiếp ảnh gia vô danh - người đã quay được đoạn video trong đó có hình ảnh nhà độc tài Muammar Gadhafi đang bị kéo lê lên một chiếc xe quân sự ở Sirte, Libya vào ngày 20-10.

Ngoài tấm ảnh đoạt giải nói trên, nhiếp ảnh gia Samuel Aranda còn giành chiến thắng tại hạng mục “Nhân vật trong tin tức”. Anh sẽ được trao tặng phần thưởng 10.000 euro tại lễ trao giải được tổ chức vào cuối năm nay.

Giải thưởng chia làm nhiều hạng mục bao gồm những tấm ảnh mang tính chất độc lập và cả những tấm ảnh được sử dụng để minh họa cho các bài viết. TTO giới thiệu một số tác phẩm xuất sắc nhất ảnh báo chí năm 2011 (Nguồn AP):

vkpq0epl.jpgPhóng to

Damir Sagolj giành giải nhất tại hạng mục “ảnh cuộc sống hàng ngày” với tấm hình chụp một tòa nhà tại thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên, nơi có treo hình cố Chủ tịch Kim Nhật Thành - Ảnh chụp ngày 5-10-2011 và được đăng trên trang Reuters.

uDJkHNPt.jpgPhóng to

Bức ảnh của nữ diễn viên người Đan Mạch gốc Iran Mellica Mehraban đã mang về cho nhiếp ảnh gia Laerke Posselt một giải nhất tại hạng mục “ảnh chân dung”

MAHLVpFT.jpgPhóng to

Tác phẩm Cuộc chiến tê giác của phóng viên trang Getty Images Brent Stirton đã giành giải “Ảnh trong những câu chuyện tự nhiên” đẹp nhất. Trong hình, chú tê giác cái (bên trái) đã bị cưa mất sừng trong một vụ săn trộm tê giác ở Nam Phi.

IMH3DOsg.jpgPhóng to

Bức ảnh cô gái điếm người Ukraine Maria đã giành giải “ảnh về những vấn đề đương thời” đẹp nhât - Ảnh do phóng viên Brent Stirton chụp và được đăng trên tờ Kiev Independent (Ukraine).

cqvOE56k.jpgPhóng to

Phóng viên ảnh Stephanie Sinclair giành chiến thắng tại hạng mục “ảnh trong bài viết về vấn đề đương thời” với tấm hình chụp những cô dâu tuổi vị thành niên ở Yemen. Tahani (áo hồng), kết hôn từ khi còn 6 tuổi, chụp hình cùng chồng và vợ chồng một người bạn cùng lớp khác.

PTYM56rk.jpgPhóng to

Giải nhất tại hạng mục “ảnh trong những câu chuyện cuộc sống hàng ngày” đã thuộc về tấm hình Never let you go (Không bao giờ để em ra đi) của nhiếp ảnh gia Argentina Alejandro Kirchuk. Trong hình, ông Marcos đang dẫn người vợ bị mắc bệnh Alzheimer's của mình, bà Monica, đi từ phòng ngủ sáng phòng khách.

gNSi2YOW.jpgPhóng to

Hình ảnh chú gấu đang trèo lên một vách đá cheo leo trên bờ đại dương ở Novaya Zemlya, Nga để tìm trứng chim biển ăn được trao tặng danh hiệu Ảnh thiên nhiên (ảnh đơn) đẹp nhất.

7EoefrnN.jpgPhóng to

Giải thưởng “ảnh tin tức tổng hợp” đã được trao cho phóng viên người Ý Alex Majoli với tấm hình những người biểu tình Ai Cập đang la hét khi tổng thống Hosni Mubarack tuyên bố không từ chức.

QTldpmiR.jpgPhóng to

Hình ảnh binh sĩ nổi loạn ở Ras Lanuf, Libya hôm 11-3 đã đạt giải “ảnh tin tức”. Tác phẩm của nhiếp ảnh gia người Nga Yuri Kozyrev.

NGUYÊN PHẠM (Theo AP)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên