10/07/2020 21:58 GMT+7

Ăn tối lẫn thịt trâu, chó, vịt với bia, nam thanh niên sốc phản vệ nguy kịch

L.ANH
L.ANH

TTO - Nam bệnh nhân 25 tuổi đến Bệnh viện đa khoa Hùng Vương tối 9-7 trong tình trạng đau đầu, buồn nôn, huyết áp tụt thấp chỉ còn 70/30 mmHg, ban đỏ nổi toàn thân. Trước đó 4 giờ, bệnh nhân ăn bữa tối có thịt chó, thịt vịt, thịt trâu và sốc phản vệ.

Theo thông tin từ Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ), trước khi đến bệnh viện, bệnh nhân đã đến phòng khám tại khu vực sinh sống là huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Với triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân, bác sĩ nhận định bệnh nhân đã bị sốc phản vệ và xử trí ngay bằng phác đồ chống sốc phản vệ. Tuy nhiên, sau 4 lần tiêm adrenaline (thuốc nằm trong phác đồ chống sốc của Bộ Y tế), bệnh nhân vẫn trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt thấp kèm các biểu hiện khó thở, nổi ban...

Do tình trạng bệnh nhân không chuyển biến, các bác sĩ đã cho bệnh nhân truyền liên tục bằng bơm tiêm điện trong thời gian chuyển viện, báo động Bệnh viện Hùng Vương sẵn sàng đón bệnh nhân.

Tại Bệnh viện đa khoa Hùng Vương, bệnh nhân tiếp tục được cấp cứu theo phác đồ điều trị sốc phản vệ. Hiện tình trạng bệnh nhân đã ổn định, đang tiếp tục được theo dõi tại khoa hồi sức.

Theo người nhà bệnh nhân, trước khi nhập viện 4 giờ, bệnh nhân có ăn bữa tối gồm 3 loại thịt chó, thịt vịt và thịt trâu, đồng thời uống một cốc bia. Hiện chưa biết loại thực phẩm cụ thể gây tình trạng sốc phản vệ nặng nề của bệnh nhân.

Các bác sĩ cho biết nguyên nhân gây sốc phản vệ rất đa dạng. Các bất thường như phù mi mắt, khó thở, nôn, buồn nôn, đau tức ngực, đặc biệt là khi các dấu hiệu này xuất hiện rầm rộ sau ăn uống, chạm, ngửi đồ vật đều có thể là nguyên nhân gây sốc phản vệ. Tùy cơ địa bệnh nhân, nhưng từng có trường hợp dị ứng với những thực phẩm quen thuộc như lạc (đậu phộng), trứng, hải sản...

Uống thuốc đau họng mẹ tự mua, học sinh sốc phản vệ thuốc nguy kịch Uống thuốc đau họng mẹ tự mua, học sinh sốc phản vệ thuốc nguy kịch

TTO - Bệnh nhi 11 tuổi đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) trong tình trạng rối loạn nhịp nặng, suy hô hấp... Bệnh nhi phải đặt máy tạo nhịp, chống sốc truyền dịch, truyền thuốc adrenalin...

L.ANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên