IAEA sẽ hỗ trợ Nhà máy điện hạt nhân Ninh ThuậnIAEA sẽ hỗ trợ VN bảo đảm an toàn hạt nhânNhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 cần 5.000 lao động
Phóng to |
Tổng giám đốc IAEA Yukiya Amano thị sát địa điểm dự kiến xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 - Ảnh: DUY THANH |
Cùng ngày, ông Amano cũng đến thị sát vị trí dự kiến sẽ xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 tại thôn Vĩnh Trường (xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận).
Dời vị trí xây nhà máy để tránh sóng thần
“Với nhà máy điện hạt nhân, vấn đề an toàn là quan trọng nhất, là mấu chốt trong xây dựng và vận hành. Trong chuyến làm việc tại VN lần này, tôi đã gặp ngài thủ tướng, phó thủ tướng và nhiều bộ trưởng của đất nước các bạn và rất ấn tượng khi ai cũng đều đặt vấn đề an toàn của nhà máy điện hạt nhân lên hàng đầu. IAEA cam kết sẽ hỗ trợ, sát cánh, đồng hành cùng việt Nam để khởi động chương trình điện hạt nhân một cách an toàn, an ninh và bền vững” - ông Amano khởi đầu hai buổi làm việc tại Ninh Thuận với cùng một câu nói như thế.
Tổng giám đốc IAEA nói rằng sau hai tai nạn nghiêm trọng về nhà máy điện hạt nhân ở Chesnobyl (Nga) và Fukushima (Nhật Bản), nhiều nước đã rà soát lại mức độ an toàn của các nhà máy điện hạt nhân đang có và chặt chẽ hơn trong triển khai xây dựng nhà máy điện hạt nhân mới. Theo ông, VN cần thiết lập một cơ quan pháp quy, độc lập về an toàn cho nhà máy điện hạt nhân; đồng thời cần có bước chuẩn bị thật tốt cho việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân chứ không thể vội vàng.
Theo công nghệ Nga, Nhật Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 sẽ xây dựng tại thôn Vĩnh Trường, còn nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 xây tại thôn Thái An (xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải), mỗi nhà máy có công suất 2.000MW. Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 do đơn vị tư vấn của Nga lập hồ sơ dự án khả thi, còn Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 do Nhật Bản tư vấn. “Nga và Nhật là hai quốc gia từng xảy ra tai nạn nghiêm trọng về nhà máy điện hạt nhân nên họ rút ra nhiều kinh nghiệm về đảm bảo an toàn, do vậy sẽ hỗ trợ cho chúng ta tốt hơn” - ông Nguyễn Cường Lâm nói. |
“Để ngăn chặn tai nạn nghiêm trọng, khi xây dựng nhà máy điện hạt nhân phải đảm bảo được rằng nhà máy đó có đủ khả năng chống đỡ được các sự cố động đất, sóng thần, núi lửa” - ông Amano nhấn mạnh.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Cường Lâm - phó tổng giám đốc EVN, giám đốc Ban quản lý điện hạt nhân Ninh Thuận - cho biết sau sự cố ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima (Nhật Bản), ban này đã đề xuất và được cấp có thẩm quyền đồng ý dời vị trí xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 về phía tây nam, cách vị trí cũ khoảng 300m và nằm ở khu vực đồi cao nhằm tránh nguy cơ bị sóng thần.
Trao đổi với ông Amano, ông Đỗ Hữu Nghị - phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận - nói tỉnh đang gặp nhiều lúng túng như việc quản lý của chính quyền địa phương trong xây dựng cũng như vận hành các nhà máy điện hạt nhân, giám sát của cộng đồng đối với hai nhà máy thế nào, nếu trong quá trình vận hành mà nhà máy xảy ra sự cố thì cũng không biết xử lý ra sao…
Ông đề nghị IAEA giúp Ninh Thuận những vấn đề trên cũng như hỗ trợ về công tác tuyên truyền an toàn điện hạt nhân đến nhân dân. Ông Amano cho rằng chính quyền cần minh bạch mọi thông tin, sự cố… liên quan đến nhà máy điện hạt nhân để công chúng biết.
“Nhà máy điện hạt nhân là dự án khổng lồ nên không thể hoàn hảo mà chắc cũng có vấn đề này nọ. Phải thông tin cho người dân biết những vấn đề như vậy và nêu rõ giải pháp xử lý như là sự cam kết để người ta yên tâm, không nên bưng bít. Tôi hay nói với Ban giám đốc IAEA rằng tôi muốn đón nhận những tin xấu hàng ngày để đưa ra hướng xử lý hơn là chỉ nhận được tin tốt để rồi phải nhận hậu quả xấu” - ông Amano chia sẻ.
Lùi thời điểm khởi công
Theo ông Nguyễn Cường Lâm, cuối năm 2009, Quốc hội khóa XII quyết định Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 sẽ khởi công vào năm 2014, song do rất nhiều phức tạp trong thủ tục cũng như để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho nhà máy nên Chính phủ đã đồng ý lùi các mốc thời gian triển khai dự án.
“Cuối tháng 12-2013, báo cáo khả thi về dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 đã lập xong, hiện EVN đang thẩm tra để trong năm nay sẽ trình Thủ tướng xem xét. Chỉ khi nào Thủ tướng phê duyệt báo cáo khả thi này thì việc khởi công dự án mới được triển khai, hiện giờ chưa thể nói trước mốc thời gian chính xác khi nào. Tương tự, dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 cũng thực hiện theo thủ tục như thế” - ông Lâm cho hay.
Cũng theo ông Lâm, trước mắt, cuối năm 2014 sẽ triển khai dự án hạ tầng phục vụ thi công các dự án nhà máy điện tại Ninh Thuận như đường công vụ, hệ thống cấp điện, nước và các công trình phụ trợ.
Trong khi đó, ông Đỗ Hữu Nghị cho biết đến nay dự án chưa xác định chính xác vị trí xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân cũng như các công trình liên quan, nên việc hỗ trợ, đền bù di dời, tái định cư vẫn chưa triển khai nhiều ngoài việc đo đạc, quy chủ được thực hiện từ năm 2010.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận