Chính sách này áp dụng từ 8 giờ sáng cho tới 8 giờ tối và không áp dụng vào ngày chủ nhật. Những xe vi phạm sẽ bị phạt tới 2.000 rupee (tương đương khoảng 30 USD).
Chính sách trên nhằm đảm bảo kiểm soát tình trạng ô nhiễm môi trường ở thủ đô New Delhi trong bối cảnh đang ngày càng có những quan ngại về sức khỏe người dân do chất lượng không khí xuống cấp ở thành phố này.
Trong ngày đầu tiên áp dụng chính sách mới, lượng xe lưu thông trên đường phố ở thủ đô New Delhi đã giảm đi rất nhiều.
Trước đó, để hỗ trợ chính sách này, chính quyền bang Delhi đã bổ sung thêm 6.000 xe buýt và 70 chuyến tàu điện ngầm. Ngoài ra, các công chức sẽ chung xe đi làm và các trường học sẽ tạm thời đóng cửa trong 15 ngày.
Chính quyền bang còn triển khai 6.000 tình nguyện viên ở khắp thành phố, lập ít nhất 120 chốt kiểm tra và khuyến nghị người dân nên đi chung xe để giảm áp lực đối với các phương tiện giao thông công cộng, đồng thời tích cực đẩy mạnh tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông và xã hội về chính sách này.
Tuy nhiên, có 25 hạng mục xe được miễn trừ các quy định trên, trong đó có xe của những chính trị gia hàng đầu, xe cứu thương, xe hai bánh, xe do phụ nữ lái và trên xe có trẻ em dưới 12 tuổi.
Chính sách trên được thực hiện sau hơn 17 năm Tòa án tối cao Ấn Độ ra phán quyết yêu cầu các phương tiện vận tải công cộng ở thủ đô phải chuyển sang sử dụng nhiên liệu khí nén (CNG).
Theo số liệu thống kê của bang Delhi, tổng số xe đăng ký ở thủ đô New Delhi trong giai đoạn 2014-2015 là 8,83 triệu xe. Trong khi đó, báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2014 cho biết trên thực tế, trong số 20 thành phố ô nhiễm nhất thế giới có 13 thành phố nằm ở Ấn Độ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận