Aeon Tân Phú Celadon đã thu hút 150.000 lượt khách trong ngày đầu tiên khai trương - Ảnh: Asia Nikkei Review |
Aeon đã bắt đầu kinh doanh tại Malaysia vào năm 1984, từ đó mở rộng mảng bán lẻ và tài chính ra 8 quốc gia khác.
Chiến lươc vùng ven
Nếu các tập đoàn bán lẻ địa phương, như Central Group của Thái Lan, CapitaLand của Singapore hay SM của Philippines tập trung kinh doanh chuỗi siêu thị bán lẻ tại các khu vực sầm uất để thu hút khách hàng giàu có, thì Aeon tản mác về vùng ngoại ô để khai thác nguồn khách hàng mới.
Trong tháng 1-2014, Aeon đã khai trương Tân Phú Celadon hoành tráng ở TP.HCM, thu hút 150.000 lượt khách trong ngày đầu tiên - gấp 5 lần lượng khách đến siêu thị Aeon hàng đầu tại quận Chiba, Nhật Bản trong ngày đầu mở cửa cách đó một tháng.
Trong năm tài chính 2013, doanh thu Đông Nam Á của Aeon đạt 257,9 tỉ yen (tương đương 2,13 tỉ USD), với biên độ hoạt động 8,9% - cao hơn mức 2,6% tại Nhật Bản.
Giữa năm tài chính 2014 và 2016, Aeon lên kế hoạch mở 150 siêu thị tại Đông Nam Á, bao gồm cả các siêu thị nhỏ. Tập đoàn sẽ bắt đầu hoạt động tại Indonesia vào mùa xuân tới, với tổng mức đầu tư lên đến 300 tỉ yen.
"Say máu" đầu tư vào Đông Nam Á
Một số nhà đầu tư đang chỉ trích chiến lược chi tiêu quá đà của Aeon, lo ngại lợi nhuận không thể bù đắp được. Trong khi chủ tịch Motoya Okada tin "nhất cự li, nhì tốc độ" sẽ là yếu tố quyết định trong cuộc đua toàn cầu, khó khăn chỉ là bước đầu "đạp ga".
Định vị Đông Nam Á là "thị trường sẽ phát triển mạnh nhất trong 2 thập kỷ tới", ông Okada cho rằng khu vực này sẽ hứa hẹn tiềm năng lớn. Chiến lược của Aeon bắt đầu khiến đối thủ châu Á quan tâm.
Tháng 1-2013, một quan chức của Central Group đã đến thăm trung tâm mua sắm Aeon lớn nhất Nhật Bản nằm ở quận Saitama, và đề xuất hợp tác cùng Aeon thâu tóm tập đoàn Matahari của Indonesia có giá 200 - 300 tỉ yen.
Ông Okada đã từ chối với lý do phi vụ đó không có đường hướng cụ thể để đưa liên doanh lên dẫn đầu thị trường.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận