24/02/2023 09:02 GMT+7

Account Marketing và những kiến thức, kỹ năng cần thiết (phần 1/3)

Trong hoạt động Marketing của doanh nghiệp không thể nào thiếu được vị trí Account Marketing. Vậy Account trong Marketing có vai trò và ý nghĩa gì?

Trong hoạt động quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp hay gọi chung là Marketing, vị trí Account Marketing đóng một vai trò hết sức quan trọng. Đặc biệt, tại các công ty agency thì vị trí này lại càng cần thiết, giúp doanh nghiệp kết nối và tương tác với khách hàng. Vậy Account trong Marketing là hoạt động gì? Công việc của Account Marketing là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết về cẩm nang nghề nghiệp Account Marketing trong bài viết sau đây!

Account Marketing là gì? - Ảnh: Internet

Account Marketing là gì? - Ảnh: Internet

Account là một cụm từ mang nhiều ý nghĩa và được sử dụng ở nhiều lĩnh vực chuyên biệt khác nhau. Hiện nay, trên thị trường việc làm, nghề Account rất phổ biến và được nhiều công ty, doanh nghiệp trọng dụng. Trong hoạt động Marketing, Account đóng vai trò là người trung gian giữa doanh nghiệp và khách hàng, làm việc trực tiếp với khách hàng. Hay nói cách khác, Account chính là người giúp duy trì mối quan hệ tốt đẹp cho doanh nghiệp với khách hàng.

Account Marketing là một vị trí đa nhiệm - Ảnh: Internet

Account Marketing là một vị trí đa nhiệm - Ảnh: Internet

Cụ thể, Account sẽ tiếp nhận thông tin yêu cầu từ khách hàng và truyền đạt lại cho công ty, phối hợp với các bộ phận liên quan để thực hiện các chiến dịch quảng bá, tiếp thị cũng như giải quyết những vấn đề phát sinh. Ngoài ra trong suốt chiến dịch, Account cũng thường xuyên tương tác, trao đổi với khách hàng để duy trì mối quan hệ tốt đẹp.

Những vị trí Account trong Marketing

Nghề Account Marketing được chia thành 2 vị trí đó là Account Executive (nhân viên quản lý quan hệ khách hàng) và Account Manager (quản trị việc quản lý quan hệ khách hàng).

- Account Executive: Vị trí này đảm nhận công việc tương tự như những chuyên viên kinh doanh trong lĩnh vực truyền thông quảng cáo, sự kiện, thuộc bộ phận dịch vụ khách hàng.

- Account Manager: Vị trí quản lý Account (quản trị việc quản lý quan hệ khách hàng) trong các dịch vụ liên quan đến truyền thông và quảng cáo sự kiện.

Các vị trí Account trong Marketing - Ảnh: Internet

Các vị trí Account trong Marketing - Ảnh: Internet

Công việc, nhiệm vụ của Account Marketing

Về cơ bản, một Account Marketing sẽ đảm nhận những công việc chính sau đây:

Tăng doanh thu cho công ty agency

Account Marketing thường làm việc cho các công ty agency. Vì vậy, nhiệm vụ của Account là luôn đảm bảo sao cho dự án mang lại lợi nhuận, doanh thu cho công ty từ nguồn khách hàng mà họ đã tìm kiếm.

Ngoài ra, Account Marketing còn chăm sóc và cung cấp dịch vụ để khách hàng cảm thấy hài lòng và tin tưởng về công ty. Điều này sẽ góp phần hỗ trợ việc ổn định nguồn khách hàng, giúp công ty tạo ra doanh thu cố định và có thể tăng dần trong tương lai.

Cụ thể, Account Marketing sẽ thực hiện phân tích, đánh giá, dự báo những xu thế phát triển của ngành. Từ đó lên chiến lược Marketing cho các bộ phận có liên quan và theo dõi tình hình hoạt động của khách hàng để phòng ngừa các trường hợp rủi ro có thể xảy ra.

Công việc của các Account trong bộ phận Marketing - Ảnh: Internet

Công việc của các Account trong bộ phận Marketing - Ảnh: Internet

Hợp tác với các phòng ban

Trong quá trình trao đổi, tương tác với khách không chỉ có riêng bộ phận Account Marketing thực hiện mà còn có sự hỗ trợ của các bộ phận liên quan khác. Chính vì vậy mà các Account có nhiệm vụ chia sẻ, cung cấp thông tin cần thiết cho các bộ phận để thực hiện dự án.

Account Marketing là người theo xuyên suốt trong quá trình thực hiện dự án, làm việc trực tiếp với những người lên kế hoạch, ý tưởng,... hoặc các đối tác ngoài công ty để thực hiện chiến dịch quảng cáo và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Kiểm soát sự phát sinh chi phí

Nhiệm vụ của các chuyên viên Account Marketing là luôn phải đảm bảo đem lại tối đa lợi nhuận cho công ty. Để thực hiện được điều này thì trong suốt quá trình thực hiện dự án, họ phải biết sắp xếp, giảm thiểu chi phí phát sinh, nhất là những chi phí đến từ phía khách hàng. Các khoản phí này cần được cân nhắc kỹ lưỡng và ghi chép đầy đủ, rõ ràng trước khi quyết định chi để có những đánh giá phù hợp.

(Còn tiếp)

Chuyên viên pháp chế có vai trò gì? Mô tả công việc chi tiết (phần 1/2)Chuyên viên pháp chế có vai trò gì? Mô tả công việc chi tiết (phần 1/2)

Chuyên viên pháp chế là gì? Mô tả công việc một cách đầy đủ, chi tiết nhất. Yêu cầu về học vấn, kỹ năng cần có. Mức lương của chuyên viên pháp chế.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên