Ảnh minh họa: REUTERS
Các tiện ích trên mạng vô cùng phong phú, nếu biết chọn lọc, thầy cô sẽ có một nguồn tài nguyên vô tận cho công việc giảng dạy của mình.
Dưới đây là 10 công cụ miễn phí và trang web được trang National Geographic giới thiệu với các thầy cô giáo.
1. Rewordify
Đây là trang web có giao diện rất dễ sử dụng, giúp người dùng tùy chỉnh cấp độ đọc hiểu của mỗi người với một nội dung văn bản tiếng Anh.
Tất cả những gì bạn cần làm là copy đường link (URL) của trang văn bản, hoặc đoạn văn bản muốn được "viết lại" bằng một văn phong giản dị hơn vào phần ô trống màu vàng ở trên cùng nằm giữa trang web, sau đó bấm "Rewordify text".
Trang web lập tức chuyển đoạn văn bản đó sang cấp độ đọc hiểu bạn đã chọn trong phần cài đặt.
Nếu bấm vào trang "Print/Learning Activities", Rewordify sẽ tạo ra một danh sách từ vựng với phần định nghĩa từ văn bản, trích xuất ra các bài đố vui từ vựng cho đoạn văn bản đó và tạo ra những hoạt động gần gũi khác liên quan tới văn bản.
2. SMMRY
Đây là trang web tiện dụng giúp tóm tắt mọi văn bản hay nội dung trang web thành một số lượng câu chính xác như bạn muốn.
Cũng như Rewordly, tất cả những gì bạn cần làm là copy đoạn văn bản cần tóm tắt và paste nó vào trang này, đặt giới hạn số câu bạn muốn, sau đó nhấn nút thực hiện thao tác tóm tắt.
Ngoài ra bạn cũng có thể copy đường link (URL) để tóm tắt toàn bộ trang web hoặc upload file để tóm tắt nội dung.
3. Viewpure
Youtube là một kho tài nguyên video đặc biệt hữu dụng với các thầy cô giáo. Tuy nhiên không ít người ngần ngại sử dụng các video này khi kết nối mạng vì lo sợ hệ thống quảng cáo của Google trên nền tảng Youtube có thể nhảy ra những nội dung không phù hợp. Chưa kể là sự "quấy nhiễu" của các bình luận, các video gợi ý liên quan…
Viewpure (viewpure.com) là trang web công cụ giúp giải tỏa nỗ lo lắng này của các thầy cô giáo trên lớp. Việc của bạn chỉ là copy đường dẫn của video và paste (dán) nó vào phần khung ở phần trên trang web này rồi bấm nút purify.
Trang web này sẽ cung cấp trở lại cho bạn một đường dẫn video mới với tất cả những nội dung dính líu đi cùng video bị loại bỏ.
4. 360 Cities
Đây là trang web với kho ảnh 360 độ cực kỳ phong phú và sinh động về tất cả các thành phố trên toàn thế giới. Muốn tìm kiếm thành phố nào, bạn chỉ cần gõ tên nó vào ô tìm kiếm và gần như không bao giờ bạn phải thất vọng.
Gần đây trang 360 Cities còn bổ sung thêm cả tiếng động nền của môi trường xung quanh bên cạnh việc hiển thị hình ảnh của các thành phố, tạo hiệu ứng sinh động như thật, giúp mọi người có được cảm nhận gần nhất có thể với thực tiễn của nơi sở tại.
Ngoài ra, trang web này còn có một phần cài đặt hiệu ứng thực tế ảo. Nếu bạn có kính VR, bạn có thể bật tính năng này để học sinh của mình có thể quan sát các hình ảnh theo cách sinh động và thú vị hơn.
Ảnh minh họa: REUTERS
5. Google Earth
Một điều tuyệt vời với Google Earth là bạn có thể bấm vào biểu tượng hình người đàn ông cách điệu màu cam (Pegman) để khám phá thêm các thông tin về địa phương thông qua công cụ Street View.
Chẳng hạn khi bạn đang nghiên cứu về Lagos, Nigeria, bạn có thể đưa học trò của mình làm một hành trình "ảo" qua thành phố này và khám phá các cung đường tại đó.
Một tính năng khác đặc biệt thú vị của Google Earth là công cụ Voyager. Các công cụ này là những tour khám phá với rất nhiều thông tin và câu chuyện chi tiết về những địa điểm dọc theo hành trình.
6. Google Tour Builder
Đây là công cụ cho phép sinh viên có thể tự tạo ra các tour tương tự như những tour có trong công cụ Google Earth Voyager.
Học sinh chỉ cần bấm vào nút "add location", chúng sẽ bổ sung thêm một biểu tượng đinh ghim Google Earth vào vị trí đó.
Sau đó học sinh có thể bổ sung thêm phần văn bản mô tả những điểm đặc biệt của địa danh, cũng như tải thêm lên hình ảnh, video liên quan.
Chúng cũng có thể thay đổi trật tự của tour khám phá bằng cách di chuyển các slide thông tin. Nếu bạn muốn tìm thêm một vài mẫu ví dụ của các tour như thế này, bạn có thể truy cập vào đây: https://tourbuilder.withgoogle.com/gallery#
7. Pear Deck Flash Card Factory
Có lẽ bạn sẽ chưa bao giờ thấy một trò game nào khiến việc học từ vựng tiếng Anh trở nên vui vẻ đến thế.
Với trò game này, học sinh được ghép đôi với một người bạn. Chúng sẽ phải tạo ra các flashcard cho một danh sách các từ vựng mà bạn đã tải lên.
Một học sinh viết một câu mô tả nghĩa của từ vựng, trong khi học sinh khác sử dụng laptop để vẽ minh họa cho từ vựng đó.
Sau khi cả hai cùng hoàn thành nhiệm vụ, chúng sẽ nộp từ vựng của mình để kiểm tra chất lượng. Giáo viên sẽ là người đánh giá các thẻ học được hoàn tất cùng cả lớp và quyết định mẫu flashcard nào sẽ được bổ sung vào kho flash card của lớp.
8. Edpuzzle
Trang web này giúp bạn tạo ra những video sử dụng trong các bài giảng tương tác. Hoặc bạn upload video của mình, hoặc tìm kiếm trong vô số các video đã có trên kho tài nguyên của Edpuzzle mà các giáo viên khác đã tạo ra để tham khảo, thiết kế bài giảng của mình.
Sau khi đã upload video lên trang, bạn có thể cắt video lấy những đoạn cần thiết. Bạn cũng có thể bổ sung phần lời dẫn bằng âm thanh hoặc lời bình cho video.
Một tính năng thú vị hơn cả của trang web này là bạn có thể nhúng các câu hỏi có nhiều đáp án hoặc dạng câu hỏi mở vào đó.
9. Thử tài địa lý với GeoGuessr
Nếu giờ học kết thúc sớm hơn thời gian dự kiến, bạn có thể cho học sinh chơi trò chơi thử tài địa lý với trang web này.
Sau khi truy cập, người chơi bị "thả" vào một địa điểm bất kỳ là hình ảnh do Google Street View cung cấp. Nhiệm vụ của người chơi là quan sát xung quanh và tìm ra những manh mối để đoán xem mình đang ở đâu trong bức ảnh này.
Sau đó người chơi chọn thả biểu tượng hình ghim vào bản đồ ở góc tay phải màn hình, xác định vị trí mình đoán. Vị trí bạn đoán càng gần so với vị trí chính xác của bức ảnh thì số điểm ghi được càng cao. Trang web có lựa chọn chế độ một hoặc nhiều người chơi.
Ngoài lựa chọn mặc định là trò chơi xác minh địa danh của toàn thế giới, bạn cũng có thể lựa chọn những trò game khác tìm hiểu về các địa danh nổi tiếng hoặc về từng quốc gia cụ thể.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận