Dẫn lại phát biểu của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Trong bộ máy chúng ta có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào”, GS Trần Xuân Hoài cho rằng thực trạng “cắp ô đi, rồi lại cắp ô về” trong giới khoa học còn tệ hại hơn nhiều so với công thức dành cho công chức nói chung.
“Tỉ lệ không làm việc trong giờ khoa học còn cao hơn. 30% sáng cắp ô đi, tối cắp ô về, và trong số còn lại thì có 50% không đủ khả năng làm khoa học. Nghĩa là có đến 80% không muốn và không thể làm khoa học” - GS Hoài phân tích.
GS Hoài cũng cho rằng việc nhà khoa học không được tin tưởng, bị kiểm soát bởi nhiều thủ tục hành chính không chỉ vì cơ chế quản lý mà còn do chính giới khoa học “tự phá hoại mình” khi trong cộng đồng khoa học xuất hiện không ít giáo sư, tiến sĩ “dỏm”.
Trong khi đó, TS Tạ Hải Tùng - giám đốc Trung tâm nghiên cứu quốc tế về công nghệ định vị sử dụng vệ tinh NAVIS Trường ĐH Bách khoa Hà Nội - cho rằng do những quy định về biên chế của các tổ chức khoa học mang tính hành chính nên người lãnh đạo không thể sàng lọc bớt những cán bộ khoa học thiếu năng lực, dành chỗ để tuyển dụng những nhà khoa học thật sự có tài năng.
Tại hội thảo, các chuyên gia cũng kiến nghị và hiến kế nhiều giải pháp để tạo môi trường nghiên cứu năng động, chuyên nghiệp, minh bạch, thu hút các nhà nghiên cứu tài năng, tránh hiện tượng nhà nghiên cứu từ môi trường nước ngoài trở về VN bị hẫng hụt và thất vọng vì môi trường nghiên cứu xa lạ với chuẩn mực quốc tế.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận