20/05/2020 16:17 GMT+7

7 nguyên nhân dễ dẫn đến căn bệnh hay gặp nhưng khó nói

Có 7 nguyên nhân dẫn đến căn bệnh hay gặp nhưng khó nói - bệnh trĩ, trong đó có những nguyên nhân ít người để ý là ăn ít. Nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, có thể điều trị khỏi những triệu chứng khó chịu của bệnh trong vòng 1 tuần.

7 nguyên nhân dễ dẫn đến căn bệnh hay gặp nhưng khó nói - Ảnh 1.

Kiên trì lối sống lành mạnh là biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ rất hiệu quả - Ảnh: T.A

Bệnh trĩ đang là "căn bệnh của thời đại" ở cả nam và nữ. Phần lớn cho rằng trĩ là căn bệnh do thói quen ăn uống ít chất xơ và ít vận động ngày nay, đặc biệt ở nhóm cư dân đô thị.

Nhưng có tới 7 nguyên nhân dễ đẫn đến căn bệnh này. Do là bệnh khó nói, nhiều người âm thầm chịu đựng căn bệnh này mà không biết rằng nếu phát hiện bệnh sớm, có thể điều trị hết những triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ chỉ trong vòng 1 tuần.

7 nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ

- Táo bón hoặc tiêu chảy thường xuyên

- Căng thẳng, stress

- Thói quen ăn uống: ăn ít rau củ quả, uống ít nước, ăn ít

- Thói quen đi đại tiện: đi đại tiện quá lâu, rặn nhiều...

- Béo phì, thừa cân, vận động khó khăn: Vì hoạt động thể lực suy giảm sẽ ảnh hưởng đến lưu thông của hệ tuần hoàn gây nên tụ máu cục bộ hoặc mao mạch ở những vị trí thường xuyên bị tác động như: mao mạch vùng hậu môn sẽ phồng to rất dễ trở thành trĩ ngoại.

- Những người vì nghề nghiệp hay do thói quen ngồi lâu, ít vận động (xem tivi, đọc sách báo, chơi cờ, lười vận động) rất dễ dẫn đến mắc bệnh trĩ.

- Thói quen ăn cay, uống nhiều rượu, bia, dùng nhiều chất kích thích (cà phê, thuốc lá) là những nguyên nhân thuận lợi cho bệnh trĩ phát triển.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ đều rất đơn giản, xuất phát từ thói quen của chính người bệnh. Nếu nhận biết sớm và thay đổi những thói quen này, tập luyện một lối sống, ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh hơn để tự giúp mình tránh khỏi bệnh trĩ.

Bệnh trĩ: cách điều trị nào tốt nhất?

7 nguyên nhân dễ dẫn đến căn bệnh hay gặp nhưng khó nói - Ảnh 2.

Sản phẩm Tottri được đánh giá là hiệu quả trong điều trị trĩ - ảnh: T.A

Tại Việt Nam, bệnh trĩ chưa được quan tâm điều trị sớm do tâm lý e ngại, xấu hổ, thiếu tự tin, thậm chí là những hạn chế về nhận thức đối với bệnh. Một trong những biến chứng thường gặp nhất của bệnh trĩ chính là chảy máu. Khi thấy có máu tươi sau mỗi lần đi đại tiện, bệnh nhân thường rất lo lắng và đây là lý do phổ biến thôi thúc bệnh nhân đi khám hoặc tìm phương pháp điều trị.

Thông thường, tình trạng chảy máu nhẹ có thể tự khỏi theo thời gian nếu thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý hơn. Trường hợp triệu chứng nặng hơn, có thể sử dụng các biện pháp như sau:

Vệ sinh hậu môn cẩn thận: Người bị bệnh trĩ chảy máu cần vệ sinh vùng hậu môn cẩn thận, không nên dùng loại giấy vệ sinh thường vừa gây khô rát, vừa dễ làm tổn thương búi trĩ. Tốt nhất nên rửa hậu môn bằng nước sạch và dùng khăn bông nhẹ nhàng thấm khô. Không nên sử dụng xà phòng để vệ sinh hậu môn, hãy dùng loại chuyên dụng hoặc dùng nước muối loãng rửa hàng ngày.

Ngâm nước ấm: Đây là cách hữu hiệu giúp cho hậu môn giảm sưng đau, phù nề hay nhiễm trùng. Chỉ nên dùng nước muối loãng 2 lần mỗi ngày, nếu cho quá nhiều muối sẽ có thể gây xót đối với hậu môn đang tổn thương.

Một số thuốc tân dược được chỉ định như Đường uống: gồm các thuốc có tác nhân trợ tĩnh mạch, dẫn xuất từ Flavonoid, giúp ổn định mạch máu tránh dãn quá mức, giảm phù nề; các thuốc dùng tại chỗ giúp co mạch, cầm máu. Đa phần các thuốc này cho tác dụng nhanh, nhưng chỉ dùng thời gian ngắn, có nhiều tác dụng không mong muốn.

Trong khi đó, y học phương đông ưu tiên sử dụng các vị thảo dược an toàn cho những người bị trĩ cấp tính vừa chống táo bón, cầm máu, tăng sự đàn hồi và bền vững thành mạch, chống viêm chống phù nề, giúp co búi trĩ.

Đa phần mọi người vẫn nghĩ, điều trị trĩ nói riêng và các bệnh nói chung bằng Đông dược thì tác dụng chậm, thời gian điều trị dài. Tuy nhiên, theo các chuyên gia của Đại học Dược Hà Nội: Đa số các dược liệu có tính chất ôn hòa hơn, thời gian điều trị cũng thường kéo dài nhưng không phải lúc nào cũng như vậy, vẫn có những dược liệu có tác dụng nhanh, mạnh và có thể sử dụng để điều trị triệu chứng cấp tính. Trong khi điều trị bằng đông dược thì thường ít có tác dụng phụ.

Tottri điều trị trĩ chảy máu nhanh chóng ngay tuần đầu sử dụng

Trong các sản phẩm thuốc điều trị trĩ hiện có trên thị trường, Tottri - thuốc điều trị trĩ cấp nổi tiếng của Traphaco, là một minh chứng cho quan điểm đó. 

Nghiên cứu của nhóm chuyên gia Bộ môn Dược lực, Đại học Dược Hà Nội nghiên cứu tác dụng cầm máu của sản phẩm sử dụng trên người bệnh trĩ cho thấy Tottri có tác dụng cầm máu tương đương Adrenoxyl (hoạt chất tân dược co mạch nhanh), ở cả 2 mức liều 1-2 túi (2-4 viên)/lần x 3 lần/ngày đều có tác dụng làm giảm thời gian chảy máu có ý nghĩa so với lô chứng.

Thử nghiệm tính an toàn với liều nhắc lại 28 ngày cho thấy Tottri giúp điều trị bệnh trĩ lành tính, không gây độc trên gan, thận và ngừa tái phát hiệu quả.

Để giúp người bệnh nhanh chóng đạt được hiệu quả trong tuần đầu tiên sử dụng, đặc biệt là tình trạng sa búi trĩ, đi ngoài ra máu, đau rát… Chuyên gia của công ty Traphaco đã đưa ra liệu trình điều trị chuẩn của Tottri như sau: 2 gói hoàn cứng (4 viên nang cứng)/ lần x 3 lần/ ngày, uống trước bữa ăn trong vòng 10 ngày.

Với liều này, chỉ sau 1-3 ngày, các tình trạng chảy máu, đau, sưng viêm đã bắt đầu không còn. Hết liệu trình 10 ngày, nếu bệnh nhân nào muốn dùng thêm để phòng trĩ tái phát, có thể dùng với liều 1 gói hoàn cứng (2 viên nang cứng)/ lần x 3 lần/ ngày trong 1 tháng tiếp theo.

TOTTRI - GIẢM TRIỆU CHỨNG TRĨ CẤP NGAY TUẦN ĐẦU SỬ DỤNG

Test cấp độ trĩ miễn phí tại đây: bit.ly/mienphi_kiemtraTottri

Fanpage: Tottri Điều trị hiệu quả trĩ cấp

Tổng đài Traphaco miễn cước: 1800.6612

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

Xem thêm thông tin sản phẩm tại: http://tottri.vn/about-tottri

* Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên