19/05/2024 05:16 GMT+7

65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

65 năm trước, gần 6.000 ngày đêm, bộ đội và dân công đã mở một con đường kéo dài 20.000km, xuyên qua 20 tỉnh thành, đi qua ba nước gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, đường Hồ Chí Minh.

Xe chở vũ khí, đạn dược, hàng hóa đi trên cầu treo được dựng dọc đường Trường Sơn hướng vào Nam - Ảnh: chụp lại từ Bảo tàng Quảng Nam

Xe chở vũ khí, đạn dược, hàng hóa đi trên cầu treo được dựng dọc đường Trường Sơn hướng vào Nam - Ảnh: chụp lại từ Bảo tàng Quảng Nam

Trên tuyến đường này có 1.400km đường ống dẫn xăng dầu nối từ tuyến hậu phương Quảng Bình, Vĩnh Linh, hình thành 2 tuyến đông và tây Trường Sơn đến Bù Gia Mập (tỉnh Bình Phước).

Không thể kể hết bao nhiêu gian khó, mất mát để có con đường mang nguyện ước của đổi thay, của hòa bình, 2,9 triệu khối đất đá được đào lấp, 2.500 trận đánh ác liệt, 20.000 bộ đội dân công đã anh dũng hy sinh để đưa 1 triệu tấn vũ khí cùng 2 triệu lượt bộ đội cán bộ vào miền Nam.

Đường Hồ Chí Minh mỗi đoạn đi qua không chỉ vá lại những hố bom chi chít của quá khứ, mà còn mở ra những cơ hội đổi thay cho những vùng đất vốn heo hút cách trở.

Theo tư liệu lịch sử, để phục vụ chiến trường miền Nam, ngày 19-5-1959 Tổng Quân ủy Trung ương quyết định thành lập Đoàn quân sự đặc biệt (Đoàn 559 sau này) có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn vào Nam, kết nối lại các tuyến đường đã có, nhằm chi viện sức người, sức của từ miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam.

Để hiện thực hóa khát vọng thay đổi, ghi nhận vai trò tầm vóc của đường Trường Sơn huyền thoại, năm 2000 dự án đường Hồ Chí Minh được mở, trùng với một phần con đường Trường Sơn huyền thoại.

Đường Hồ Chí Minh dài khoảng 3.000km, đi qua 30 tỉnh thành từ Cao Bằng đến tận Cà Mau. Tuyến đường chiến lược này song song với quốc lộ 1, từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông, tăng cường liên hệ chặt chẽ ba miền Bắc - Trung - Nam, giúp phát triển kinh tế, an ninh, quốc phòng ở hướng phía tây đất nước.

Cây cầu nối đôi bờ sông nằm trên đường Trường Sơn cũ từng là tọa độ bị ném bom dữ dội của Mỹ (nay là đường Hồ Chí Minh) qua huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam

Cây cầu nối đôi bờ sông nằm trên đường Trường Sơn cũ từng là tọa độ bị ném bom dữ dội của Mỹ (nay là đường Hồ Chí Minh) qua huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam

Đường Hồ Chí Minh hiện nay dẫn từ Quảng Nam lên các tỉnh Tây Nguyên

Đường Hồ Chí Minh hiện nay dẫn từ Quảng Nam lên các tỉnh Tây Nguyên

Bà Ngô Thị Bốn, người dân vùng Bến Giằng (Quảng Nam), bán nông sản vùng cao trên đường Hồ Chí Minh. Con đường đã đổi thay số phận người dân vùng heo hút

Bà Ngô Thị Bốn, người dân vùng Bến Giằng (Quảng Nam), bán nông sản vùng cao trên đường Hồ Chí Minh. Con đường đã đổi thay số phận người dân vùng heo hút

Trên đường Trường Sơn ngày nào giờ đường Hồ Chí Minh được mở lại làm thay đổi bộ mặt đời sống người dân vùng cao

Trên đường Trường Sơn ngày nào giờ đường Hồ Chí Minh được mở lại làm thay đổi bộ mặt đời sống người dân vùng cao

Bà Hoàng Thị Tinh (phía trước) và bà Phạm Thị Khuyển (cùng trú thị trấn Phong Nha, Bố Trạch, Quảng Bình) - hai nữ TNXP năm xưa vẫn tự hào qua hình ảnh tư liệu phá đá mở đường Trường Sơn huyền thoại

Bà Hoàng Thị Tinh (phía trước) và bà Phạm Thị Khuyển (cùng trú thị trấn Phong Nha, Bố Trạch, Quảng Bình) - hai nữ TNXP năm xưa vẫn tự hào qua hình ảnh tư liệu phá đá mở đường Trường Sơn huyền thoại

Những người lính Binh trạm 41 chống lầy cho ô tô vận tải phục vụ chiến trường - Ảnh: chụp lại từ Bảo tàng Quảng Nam

Những người lính Binh trạm 41 chống lầy cho ô tô vận tải phục vụ chiến trường - Ảnh: chụp lại từ Bảo tàng Quảng Nam

Diện mạo mới trên tuyến đường Hồ Chí Minh qua Quảng Bình, nhiều khu du lịch sinh thái nổi tiếng đã mọc lên tạo ra tiềm năng cho vùng đất đã từng bị bom đạn tàn phá năm xưa

Diện mạo mới trên tuyến đường Hồ Chí Minh qua Quảng Bình, nhiều khu du lịch sinh thái nổi tiếng đã mọc lên tạo ra tiềm năng cho vùng đất đã từng bị bom đạn tàn phá năm xưa

Mãi mãi một huyền thoại đường Trường SơnMãi mãi một huyền thoại đường Trường Sơn

TTO - Đường Trường Sơn - đường mòn Hồ Chí Minh từ rất lâu rồi, những con đường đã được mở như các mạch máu lặng thầm và khi Tổ quốc cần, những mạch máu ấy kết nối để trở thành một hệ tuần hoàn lưu chuyển từ Bắc vào Nam...

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0