* Doanh nghiệp kinh doanh sữa đã khắc phục sai sót
![]() |
Ảnh minh họa: N.C.T. |
Đáng chú ý, mức chênh lệch giữa hàm lượng đạm thực tế kiểm tra so với ghi trên bao bì sản phẩm đã công bố chất lượng thấp hơn từ 1-30 lần.
Cụ thể có 4/33 mẫu sữa bột hộp thiếc nhập khẩu có hàm lượng đạm thấp hơn tiêu chuẩn công bố, 2/13 mẫu sữa bột hộp giấy nhập khẩu có hàm lượng đạm thấp hơn công bố, 9/18 mẫu sữa bột hộp thiếc trong nước có hàm lượng đạm thấp hơn công bố, 7/14 mẫu sữa bột hộp giấy trong nước có hàm lượng đạm thấp hơn công bố và 15/17 mẫu sữa bột đựng trong bịch nilông có hàm lượng đạm thấp hơn công bố.
Trả lời Tuổi Trẻ vì sao kết quả kiểm nghiệm đã có từ lâu nhưng viện lại không công bố, PGS Hoàng Ninh nói rằng viện là cơ quan nghiên cứu nên chỉ thực hiện giám sát chủ động chất lượng sữa bột lấy mẫu ngẫu nhiên trên thị trường.
Việc giám sát chất lượng sữa đã được viện thực hiện từ trước khi có cảnh báo của Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng VN theo chỉ đạo của Bộ Y tế. Khi có kết quả viện mới thông báo nguy cơ về chất lượng thực phẩm cho người dân và thông báo cho cơ quan chức năng trên địa bàn là sở y tế. Sau đó sở y tế mới lập đoàn thanh tra để thanh tra, kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh sữa, lấy mẫu kiểm nghiệm và xử lý theo quy định nếu có vi phạm về chất lượng.
* Trước đó, trả lời báo chí chiều 5-2 về việc vì sao không công bố ngay kết quả thanh tra sữa có hàm lượng đạm thấp hơn tiêu chuẩn nhà sản xuất công bố, bác sĩ Nguyễn Văn Châu - giám đốc Sở Y tế TP.HCM - nói khi có kết quả kiểm nghiệm hàm lượng đạm thì người dân đang hoang mang, lo lắng về sữa có melamine nên sở chưa thể công bố. Tuy nhiên, ngay khi có kết quả kiểm nghiệm, sở đã tập trung giám sát, xử phạt, thậm chí đã đình chỉ hoạt động một cơ sở để chấn chỉnh ngay thực trạng sản xuất sữa kém chất lượng này.
Hiện thanh tra sở vẫn đang tiếp tục kiểm tra, giám sát chất lượng sữa trên thị trường và đây là công việc hậu kiểm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm bình thường của thanh tra sở.
* Theo các doanh nghiệp, từ trước Tết Nguyên đán, sự cố về hàm lượng đạm trong sữa đã được khắc phục theo đúng thông tin ghi trên bao bì. Những sản phẩm có chất lượng không đúng với nhãn mác đã và đang tiếp tục được thu hồi. Ngày 6-2, bà Đặng Thị Hồng Kim - tổng giám đốc Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Đài Hoa - cho biết sau sự cố công ty đã thu gom những sản phẩm sản xuất trước thời điểm tháng 11-2008.
Sau khi làm việc với Thanh tra Sở Y tế hồi tháng 11-2008, đơn vị đã khắc phục vi phạm chất lượng sản phẩm không đúng với nhãn mác. Toàn bộ kết quả kiểm nghiệm hàm lượng protein của ba sản phẩm Calyx, Sepalac, Mikamax đạt đúng tiêu chuẩn công bố đã được gửi lên Sở Y tế TP.HCM ngày 8-12-2008.
Bà Kim cho biết những sản phẩm được sản xuất sau tháng 11-2008 đều đảm bảo độ đạm như đăng ký trên bao bì, trường hợp khách hàng mua phải sản phẩm có thời gian sản xuất trước 11-2008 có thể đến các đại lý chính thức của công ty để giải quyết.
Tương tự bốn sản phẩm sữa của Cty TNHH SX TM DV Tuấn Cường Phát: sữa bột dinh dưỡng - Milk Powder, Holland Gold, sữa bột giàu dinh dưỡng Hà Lan, sữa bột dinh dưỡng New Zealand cũng được khắc phục hàm lượng đạm theo đúng bao bì từ tháng 11-2008. Theo bà Mai - đại diện Công ty TNHH chế biến thực phẩm thương mại Hoàng Khang, hai sản phẩm của công ty Bobolac và Mimimum thì một trong hai sản phẩm có độ đạm cao hơn tiêu chuẩn công bố, một nằm trong sai số cho phép.
Sau khi làm việc với đoàn thanh tra, công ty đã cho dán lại thông tin hàm lượng đạm đúng với kết quả kiểm nghiệm.
- Việc trả lời thì tôi khẳng định là rồi, không phải là Bộ Y tế trả lời mà đơn vị trong ngành y tế trả lời Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng, ở đây là Sở Y tế TP.HCM, đã trả lời Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng trước 15-12-2008 về xử lý năm cơ sở sản xuất sữa kém chất lượng, xử phạt tổng cộng 50,2 triệu đồng. * Thưa ông, vì sao phát hiện gần 40 sản phẩm sữa hàm lượng đạm dưới mức công bố mà ngành y tế lại không công khai? - Về nguyên tắc, khi công bố phải tính mặt được và mặt chưa được. Khi phát hiện sản phẩm không đạt, phải tính cả điều kiện bảo quản, xem mẫu lấy ngoài thị trường có đại diện cho cả doanh nghiệp không. Nếu lấy sản phẩm từ một kiôt mà công bố rộng rãi thì chết doanh nghiệp. Mục tiêu trước hết của ngành y tế là bảo vệ sức khỏe người dân, nhưng đồng thời mục tiêu đó là bảo vệ các doanh nghiệp làm ăn đứng đắn. Vì thế, những mẫu giám sát ngẫu nhiên chỉ công bố về mặt tư liệu, việc xử phạt có thể đã nằm trong danh sách doanh nghiệp bị xử phạt năm 2008. * Việc không công bố công khai tên sản phẩm có thể khiến người tiêu dùng tiếp tục nhầm lẫn. Vậy ông có chắc chắn những sản phẩm sữa không đảm bảo chất lượng đã bị phát hiện hiện không còn trên thị trường? - Việc của ngành y tế là lập một hàng rào kỹ thuật kiểm soát đầu vào của các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu. Với những trường hợp đã bị “chỉ mặt đặt tên” sẽ bị kiểm tra chặt hơn. Tôi chắc chắn 100% những sản phẩm này đã được xem xét xử lý.
|
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận