Tư vấn nhóm ngành Khoa học xã hội - ngoại ngữ - báo chí - Quân đội - Công AnTư vấn nhóm ngành Kinh tếTư vấn nhóm ngành Khoa học - Kỹ thuật - Công nghệ - Y dược - Nông lâm
Phóng to |
Học sinh trường THPT Nguyễn Đình Chiểu (Tiền Giang) đang tranh thủ đọc những thông tin tường thuật lại buổi tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp 2011 "Cùng con chọn nghề" trên báo Tuổi Trẻ trước khi vào nghe tư vấn tại trường đại học Tiền Giang - Như Hùng |
Các học sinh Trường THPT Nguyễn Văn Tiếp (huyện Tân Phước) đến tham gia từ 7g. Một học sinh cho biết rất vui khi dự chương trình: "Em muốn thi vào ngành công nghệ thông tin nhưng vẫn còn phân vân chưa biết thi ở Tiền Giang hay lên TP.HCM. Hôm nay sẽ nhờ các thầy tư vấn để có quyết định cuối cùng".
Trường ĐH Tiền Giang đã mở cửa các khu nhà xưởng, thí nghiệm, thực hành để học sinh tham quan trước khi tham gia chương trình tư vấn. Các nhóm học sinh đến sớm đã được các sinh viên tình nguyện tận tình hướng dẫn đi tham quan để có cái nhìn tổng thể về môi trường học tập ở bậc ĐH.
Chương trình tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp 2011 được tổ chức tại Trường ĐH Tiền Giang (phường 5, TP Mỹ Tho, Tiền Giang) do báo Tuổi Trẻ, Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT Tiền Giang và trường ĐH Tiền Giang phối hợp tổ chức. Chương trình bắt đầu từ 8g30 và được tường thuật trực tiếp, trực tuyến trên Tuổi Trẻ Online và Đài phát thanh truyền hình Tiền Giang.
Phóng to |
Phóng to |
8g30 chương trình bắt đầu. Hơn 2.500 học sinh đến từ 18 trường THPT tại tỉnh Tiền Giang đã tham gia chương trình.
Mở đầu chương trình, anh Tăng Hữu Phong - phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ phát biểu: "Chương trình đã khởi động từ ngày 8-1 và Tiền Giang là địa điểm đầu tiên của chương tư vấn tuyển sinh năm nay dành cho học sinh.
Phóng to |
Anh Tăng Hữu Phong, phó Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ phát biểu khai mạc Chương trình Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp năm 2011 tại Trường Đại học Tiền Giang sáng 9-1 - Ảnh : Minh Đức |
Hy vọng chương trình hôm nay sẽ mang lại thông tin đầy đủ nhất, thiết thực nhất. Sau chương trình này, chương trình tiếp tục đến với nhiều tỉnh thành khác trong cả nước, trong đó có học sinh là con em học sinh chiến sĩ Trường Sa, DK1, huyện đảo Lý Sơn, Kiên Hải với mong muốn góp phần định hướng cho các bạn học sinh trước ngưỡng cửa cuộc đời".
TS Trần Thanh Đức - giám đốc Sở GD-ĐT Tiền Giang - chân thành cảm ơn báo Tuổi Trẻ và các thầy cô trong ban tư vấn đã đồng hành cùng Sở GD-ĐT tổ chức chương trình có ý nghĩa hết sức đặc biệt này.
"Lựa chọn về nghề nghiệp là bước ngoặc quyết định hướng đi cho mỗi một con người. Chương trình này góp phần định hướng để các em lựa chọn hướng đi cho cuộc đời của mình. Sự tư vấn là quan trọng nhưng quyết định vẫn là các em, hãy cân nhắc thật kỹ để nuôi hoài bão và phát huy thế mạnh của mình" ông Đức chia sẻ.
Phóng to |
Danh sách Ban tư vấn tại Tiền Giang:
* Nhóm ngành Khoa học - Kỹ thuật - Công nghệ - Y dược - Nông lâm
1. TS NGUYỄN ĐỨC NGHĨA, Phó giám đốc ĐHQG TP.HCM.2. PGS TS ĐỖ VĂN DŨNG, Phó hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.3. TS NGUYỄN VĂN THƯ, Phó Hiệu trưởng ĐH Giao thông vận tải TP.HCM.4. TS NGUYỄN KIM QUANG, Trưởng phòng đào tạo ĐH KHTN (ĐHQG TP.HCM).5. PGS TS HUỲNH THANH HÙNG, Phó hiệu trưởng ĐH Nông lâm TP.HCM.6. Th.s BS TRƯƠNG TẤN TRUNG, chuyên viên tư vấn hướng nghiệp ĐH Y Dược TP.HCM.7. TS NGÔ TẤN LỰC, Hiệu trưởng Trường ĐH Tiền Giang.8. Th.S HUỲNH TẤN LỢI, Giám đốc TT Khảo thí và KĐCLGD trường ĐH Tiền Giang.9. TS TẠ VĂN TRẦM, Hiệu trưởng trường CĐ Y tế Tiền Giang.10. Thầy PHAN VĂN THÔNG, Phó phòng CTHSSV.11. Thầy NGUYỄN HOÀNG TẤN, chuyên viên Sở GD-ĐT Tiền Giang.
* Nhóm ngành Kinh tế
1. Thầy LÊ DUY DÂN, Trưởng phòng GDCN & GDTX Sở GD-ĐT Tiền Giang.2. Th.S TRẦN THẾ HOÀNG, Trưởng phòng đào tạo ĐH Kinh tế TP.HCM.3. Th.S HỨA MINH TUẤN, Trưởng phòng đào tạo ĐH Tài chính Marketing.4. Th.S LÂM TƯỜNG THOẠI, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG TP.HCM).5. TS PHAN VĂN NHẪN, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tiền Giang.6. Thầy NGUYỄN THẾ HÙNG, Trưởng phòng QL Đào tạo trường ĐH Tiền Giang.
* Nhóm ngành Khoa học xã hội - ngoại ngữ - báo chí - Quân đội - Công An
1. TS LÊ THỊ THANH MAI, Phó trưởng Ban ĐH và Sau ĐH ĐHQG TP.HCM.2. TS PHẠM TẤN HẠ, Phó trưởng Phòng đào tạo ĐHKHXHNV (ĐHQG TP.HCM).3. Th.S LÊ VĂN HIỂN, Phó phòng đào tạo ĐH Luật TP.HCM.4. Thầy TRẦN VĂN BÉ, Chuyên viên phòng GDCN & GDTX Sở GD- ĐT Tiền Giang.5. Th.S NGUYỄN QUANG KHẢI, Phó hiệu trưởng trường ĐH Tiền Giang.6. Th.S TRẦN QUANG HIỀN, Phó trưởng phòng đào tạo trường ĐH Tiền Giang.
NỘI DUNG TƯ VẤN:
Chương trình tư vấn tại Tiền Giang chia làm hai phần. Phần tư vấn chung và phần tư vấn chuyên sâu với ba nhóm ngành:
* Khu vực tự vấn Nhóm ngành kỹ thuật - công nghệ - xây dựng - kiến trúc, y dược - nông lâm - sinh học - môi trường…* Khu vực tự vấn Nhóm ngành kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh…* Khu vực tự vấn Nhóm ngành khoa học xã hội – ngoại ngữ, báo chí, sư phạm, quân đội, công an….
* Thưa thầy cô, tuyển sinh năm nay có gì mới so với năm trước?
- TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó GĐ ĐHQG TP.HCM: Cho tôi vài phút để nói về vấn đề tuyển sinh tại Tiền Giang. Tiền Giang là tỉnh lớn ở ĐBSCL với dân số đông nhưng chỉ có một trường ĐH Tiền Giang và hai trường CĐ. Tổng chỉ tiêu của ba ba trường không đến 3000 nhưng đến gần 18.000 thí sinh. Các trường tại tỉnh nhà không đủ đáp ứng hết nhu cầu cho các em.
Phóng to |
TS Nguyễn Đức Nghĩa, phó giám đốc ĐHQG TP.HCM trả lời câu hỏi của các bạn học sinh - Ảnh : Minh Đức |
Sức học của HS Tiền Giang không kém. Chúng ta có những trường THPT lớn, trường chuyên Tiền Giang xếp thứ 47 cả nước. Trường THPT Trương Định và THPT Nguyễn Đình Ciểu cũng là những trường có kết quả thi ĐH rất tốt.
Về vấn đề thi và tuyển sinh 2011, đến nay, Bộ GD-ĐT vẫn chưa tổ chức hội nghị tổng kế tuyển sinh 2010 và triển khai cac vấn đề thi tuyển sinh 2011. Nhưng về cơ bản vẫn giữ như cũ. |
Tôi xin tóm tắt những vấn để cơ bản:
- Thứ nhất: đây sẽ là năm thứ 10 giữ phương thức ba chung: các trường thi chung đợt, chung đề và sử dụng chung kết quả thi.
- Về hồ sơ đăng ký dự thi: theo thông lệ, từ 10-3, HS các trường THPT sẽ nhận hồ sơ để các em đăng ký dự thi. Lưu ý, khi làm hồ sơ, tên ngành và tên trường các em đăng ký được gọi là nguyện vọng 1. Điểm ưu tiên khu vực tính theo khu vực nơi các em đang học THPT.
- Về nguyện vọng 2, sau khi có kết quả NV1, những em nào không trúng tuyển và có điểm thi cao hơn điểm sàn sẽ làm hồ sơ xét tuyển NV2.
* Kính thưa thầy cô, dự báo trong những năm tới nước ta cần nhân lực trong nhóm ngành nghề nào?
- TS Lê Thị Thanh Mai, Phó Ban ĐH và sau ĐH ĐHQG TP.HCM: Những ngành thí sinh chọn chiếm tỷ lệ cao nhất là: kinh doanh, đào tạo giáo viên, kế toán, tài chính ngân hàng, CNTT, xây dựng… Nhu cầu HS những ngành này rất lớn nhưng chỉ tiêu đào tạo chưa đáp ứng. Nhóm ngành y, điều dưỡng, sư phạm, công nghệ sinh học có ít trường đào tạo hơn. Nhóm ngành kỹ thuật cầu đường thí sinh không để ý dù điểm thi khá dễ chịu, cơ hội vào rất cao.
Phóng to |
Tiến sĩ Lê Thị Thanh Mai đang tư vấn tại buổi Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2011 - Ảnh: Như Hùng |
Những nhóm ngành kinh tế, quản trị kinh doanh có nhiều vị trí tuyển dụng. Kế toán kiểm toán, điện - điện tử, y cũng là nhóm có nhiều nhu cầu tuyển dụng.
Theo dự báo nhu cầu nhân lực tại TP.HCM , nhóm ngành có nhu cầu lớn thuộc vê ngành hóa, chế biến thực phẩm, tài chính ngân hàng, bảo hiệm, dịch vụ du lịch nhà hàng khách sạn, quản lý hành chính, văn phòng… Các ngành khoa học cơ bản không thu hút HS giỏi, làm sao thu hút người yêu ngành yêu nghề để đáp ứng yêu cầu.
Các em có thể dựa vào điểm chuẩn, chỉ tiêu các ngành, các trường để có thể cơ sở lựa chọn ngành nghề mình yêu thích.
* Học quản trị kinh doanh (QTKD) ở Tiền Giang cơ hội việc làm ra sao?
Phóng to |
- TS Ngô Tấn Lực - Hiệu trưởng Trường ĐH Tiền Giang: Năm 2010, theo thống kê của trường, 87% có việc làm, 75% làm đúng ngành đào tạo. 75 chương trình đào tạo của trường đã được công bố trên website của trường, các em có thể lên đó để xem chi tiết thông tin. Tiền Giang là tỉnh phát triển mạnh về kinh tế nên cơ hội việc làm sẽ rất nhiều.
* Làm sao biết năng lực của mình phù hợp với một trường ĐH? Liên thông từ CĐ lên ĐH có những khó khăn nào, có bị phân biệt không?
Chúng ta đừng nhìn vào trường. Trường có điểm chuẩn 19, năng lực chúng ta không đủ vào ngành mình muốn. Do đó, có thể xem ở trường khác có ngành mình thích nhưng điểm chuẩn thấp hơn. Nhà tuyển dụng căn cứ vào năng lực của ứng viên chứ không phải xem học trường nào.
- TS Lê Thị Thanh Mai: Hiện nay thi ĐH-CĐ dựa vào ba môn thi. Các bạn cần xác định cộng thử trong các khối thi chúng ta điểm cao nhất ở khối nào. Ba môn này điểm khoảng bao nhiêu? Có thể lấy đề thi ĐH cũ ra làm thử để mình xác định điểm thực tế của mình là bao nhiêu. Qua đó, xác định mình còn yếu chỗ nào để cố gắng. Sau đó, xem điểm chuẩn các năm để xem mình phù hợp với mức điểm nào.Nếu cảm thấy năng lực không đủ vào ĐH thì có thể chọn học CĐ sau đó liên thông lên ĐH. Đây là cánh cửa để chúng ta nâng cao kiến thức của mình. Tốt nghiệp loại khá được thi liên thông ngay, tốt nghiệp trung bình phải có một năm kinh nghiệm mới được dự thi.
- ThS Trần Thế Hoàng: Liên thông là lựa chọn của nhiều thí sinh. Chúng ta có thể học CĐ, trung cấp ở địa phương sau đó liên thông lên ĐH. Học ĐH 4 năm, nếu liên thông sẽ mất khoảng 4,5 năm. Bằng tốt nghiệp hệ chính qui, có giá trị như học ĐH, không hề có sự phân biệt. Những sinh viên liên thông thường học cũng khá tốt. Nếu sức học chúng ta không đạt để vào ĐH thì nên mạnh dạn dự thi vào CĐ sau đó liên thông lên ĐH.
Phóng to |
Các bạn học sinh tỉnh Tiền Giang sôi động tại chương trình tư vấn - Ảnh : Minh Đức |
* Thí sinh có thể thi bao nhiêu trường cùng một khối? Mỗi người người bao nhiêu hồ sơ?
- TS Nguyễn Đức Nghĩa: Hiện không có qui định cấm thí sinh không được nộp nhiều hồi sơ. Tuy nhiên, dù làm, bao nhiêu hồ sơ, mỗi đợt cũng chỉ thi một trường. Những hồ sơ không thi coi như điểm không. Như vậy, khi đi thi, mỗi đợt thi, khối thi các em chỉ có một chọn lựa duy nhất.
Trong hồ sơ đăng ký dự thi chỉ có một chỗ để ghi nguyện vọng. Còn NV2 và NV3 phải có những điều kiện: phải thi rớt nhưng có điểm trên điểm sàn. Điểm sàn do bộ qui định sẽ công bố trong tháng 8. Thêm điều kiện nữa: các em chỉ được nộp hồ sơ NV2,3 vào những trường, những ngành còn chỉ tiêu (có nhiều trường không xét NV2,3). Do vậy, NV rất quan trọng.
Cũng thông tin thêm đến các em, hàng năm có hơn 1 triệu thí sinh thí ĐH. Trong đó 70% thí sinh thi lần đầu. Các em đừng quá bận tâm, cơ hội cho thí sinh lần đầu vẫn rất cao.
* Ở Tiền Giang có những trường nghề nào? Cơ hội việc làm cho người học trung cấp, học nghề ra sao?
- Thầy Lê Duy Dân - Trưởng phòng GDCN và GDTX Sở GD-ĐT Tiền Giang: Hiện tại, ở Tiền Giang có các trường: trường CĐ nghề, trường TC nghề ở Cai Lậy, trường Dạy nghề ở Gò Công. Tỉnh vừa có thêm trường TC nghề ở phường 6, Tiền Giang… Hiện nay, các em tốt nghiệp các cơ sở dạy nghề ra trường đều có việc làm. Khi các em không đi học ĐH, CĐ các em cũng yên tâm về việc làm của mình khi vào đời.
* Các trường y dược có điểm chuẩn khá cao? Có hướng đi nào khác nếu không đậu ĐH không?
- TS Tạ Văn Trầm - Hiệu trưởng trường CĐ Y tế Tiền Giang: Đây là nhóm ngành đặc biệt nên trong chế độ tuyển sinh, đào tạo và tuyển dụng cũng có những điểm đặc biệt. Con người là vốn quý xã hội nên ngành y làm nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe cho xã hội.
Tại Tiền Giang, hiện nay cán bộ y tế tuyến nào cũng thiếu, từ trạm y tế đến bệnh viện huyện, tỉnh. Nhất là nhóm ngành điều dưỡng, hộ lý; bác sĩ, dược sĩ. Tỷ lệ bác sĩ, dược sĩ hiện nay ở ĐBSCL hiện rất thấp, nhu cầu đào tạo sẽ được thúc đẩy để đáp ứng nhu cầu xã hội. Tất cả các bậc đào tạo của ngành y đều phải tốt nghiệp THPT.
Tỷ lệ chọi vào các trường y dược thường khá cao, do đó lỷ lệ đậu ĐH không nhiều và chọn CĐ để sau đó liên thông. Năm 2006, trường trung cấp y tế tiền Giang được nâng cấp thành CĐ.
Năm nay chỉ tiêu khoảng 1400, trong đó CĐ điều dưỡng 300 chỉ tiêu; trung cấp có các ngành điều dưỡng, hộ sinh, y sỹ đa khoa, y sỹ dự phòng... Học trung cấp, đi làm từ 24 đến 36 tháng sẽ được thi liên thông lên bậc ĐH. Những người tốt nghiệp loại giỏi sẽ được liên thông thẳng từ trung cấp lên ĐH. Năm nay trường mở thêm năm ngành mới ở bậc trung cấp.
* Em muốn thi kỹ thuật Mercedes. Có thể thi vào trường nào?
- PGS TS Đỗ Văn Dũng - Phó hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM: Mercedes là tên gọi thương hiệu xe của Đức không phải là một ngành. Em muốn học về ô tô, có thể chọn những ngành có tên gọi: cơ khí động lực, công nghệ ô tô… ở các trường như: ĐH Bách khoa, ĐH Nông lâm TP.HCM, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM và nhiều trường CĐ, ĐH khác.
* Em muốn thi ngành kinh tế vận tải biển. Xin hỏi ngành này phù hợp với nữ không?
- TS Nguyễn Văn Thư - Phó Hiệu trưởng ĐH Giao thông vận tải TP.HCM: Trường ĐH Giao thông vận tải có 70% là nam, nhiều ngành nữ không thích học. Riêng ngành kinh tế vận tải biển thì ngược lại. Học xong ngành này sẽ làm việc gắn với dịc vụ xuất nhập khẩu hàng hóa, các cảng biển… Ngành này rất hợp với nữ và cơ hội việc làm cao.
* Em muốn hỏi thủ tục dự thi vào ngành công an?
- TS Phạm Tấn Hạ - Phó trưởng Phòng đào tạo ĐHKHXHNV (ĐHQG TP.HCM: Thí sinh muốn dự thi vào ngành công an phải qua sơ tuyển tại CA địa phương. Các yêu cầu chính trị, văn hóa và sức khỏe. Chỉ tiêu tuyển nữ vào ngành này rất thấp và tùy thuộc nhu cầu của công an địa phương. Các bạn nên liên hệ công an địa phương để được hướng dẫn chi tiết.
* Em muốn học ngành luật kinh tế. Xin hỏi nên học trường nào, điểm chuẩn bao nhiêu?
- Th.S Lâm Tường Thoại, Trưởng PHòng đào tạo ĐH Kinh tế Luật ĐHQG TP.HCM: Khu vực ĐBSCL có hai trường có ngành luật: ĐH Trà Vinh, ĐH Cần Thơ. Tại TP.HCM có các trường: ĐH Luật TP.HCM, ĐH Kinh tế Luật, ĐH Mở TP.HCM. Riêng trường ĐH Kinh tế Luật tuyển hai khối A và D. Tỷ lệ thí sinh thi vào ngành này trường ĐH Kinh tế Luật TP.HCM những năm qua ở mức 1 chọi 6, 1 chọi 7. Điểm chuẩn Luật kinh tế trường chúng tôi khoảng 17 điểm (kể cả điểm ưu tiên).
- Th.S Lê Văn Hiển, Phó phòng đào tạo ĐH Luật TP.HCM: Có khoảng 22 cơ sở đào tạo ngành Luật. Chương trình đào tạo cơ bản giống nhau đến 70%. Điểm chuẩn ĐH Luật TP.HCM dao dộng từ 15 đến 17 điểm (tùy khối A, C hoặc D).
* Trước kỳ thi tuyển sinh, học sinh chịu áp lực về phía gia đình và xã hội rất lớn. Vậy yếu tố nào góp phần giúp học sinh thi ĐH thành công?
- TS Phạm Tấn Hạ: Tự tin là yếu tố tâm lý rất quan trọng trong kỳ thi tuyển sinh. Chọn ngành nghề có phù hợp với năng lực, sở trường của mình. Nên lựa chọn ngành nghề theo sở thích và phù hợp với năng lực của mình. Chọn ngành không thích sẽ không có động lực phấn đấu, không dấn thân cho sự lựa chọn đó và khi làm việc cũng sẽ không hết mình.
- TS Lê Thị Thanh Mai: Ngoài các yếu trên còn có sức khỏe, chuẩn bị kiến thức vững vàng.
- TS Nguyễn Đức Nghĩa: Không có bí quyết nào cả, bí quyết ở chính mình. Mỗi người cần có phương pháp học tập khoa học và hợp lý để có kết quả học tập cao nhất.
Phóng to |
* Học lực của em chỉ ở mức trung bình, em muốn học CĐ CNTT sau đó liên thông lên ĐH có được không?
- TS Nguyễn Kim Quang - Trưởng phòng đào tạo ĐH KHTN (ĐHQG TP.HCM): Nếu học lực ở mức trung bình, không đủ sức vào ĐH thì có thể vào học bậc CĐ. Hiện ngành CNTT bậc CĐ được đào tạo tại rất nhiều trường. Học CĐ đào tạo thời gian ngắn, thường đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp nên cơ hội việc làm là rất khả quan. Nhiều người học CĐ CNTT đã trở thành những cán bộ đầu ngành.
10g, phần tư vấn chung đã kết thúc. Từ 10g đến 11g, ban tư vấn gồm 12 thầy cô sẽ tư vấn Nhóm ngành Khoa học - Kỹ thuật - Công nghệ - Y dược - Nông lâm; Nhóm ngành Kinh tế; và Nhóm ngành Khoa học xã hội - ngoại ngữ - báo chí - Quân đội - Công An.
Chương trình tư vấn tại Tiền Giang đã nhận được rất nhiều câu hỏi của bạn đọc và cung cấp cho thí sinh, phụ huynh những thông tin thiết thực trong việc định hướng ngành nghề cũng như chọn trường thi trong kỳ thi tuyển sinh năm nay.
Do thời gian có hạn nên chúng tôi xin kết thúc buổi tư vấn vào lúc 11g30. Chúc các bạn học sinh chọn được ngành nghề phù hợp và thi đạt kết quả tốt. Hẹn gặp lại bạn đọc trong thời gian sắp tới.
Đơn vị tài trợ:
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận