Phóng to |
Nghe đọc nội dung toàn bài: |
Ông thổ lộ: "Nói là sách thì hơi quá, nhưng tôi có ý định làm tập tài liệu này từ năm 1972 ngay sau khi rời khỏi quân ngũ. Nhưng mãi đến năm 1984 mới bắt đầu làm được. Viết lại chuyện của Bác (ông Hưng không nghĩ là mình viết sách) trước hết cho chính mình đọc mà tự răn bản thân trước tấm gương của Bác, sau nữa là cho con cháu trong làng đọc để biết rõ thêm về Bác".
Bản thảo gốc của ông được viết trên vở học sinh, sạch sẽ đến không ngờ: không một vết gạch bỏ hay sửa chữa, không một gợn mực nào vấy bẩn lên giấy. Ông đã trân trọng đặt bút qua từng nét chữ, từng câu viết lên vở ngay từ trang đầu tiên đến trang cuối cùng trong suốt 23 năm qua. Nhiều người trong thôn, kể cả cán bộ thôn, các tổ chức đoàn thể sau khi đọc tập tài liệu đã rất thích và chờ mong ông tiếp tục viết thêm.
Cảm nhận rất rõ tấm lòng của bà con với Bác, ông Hưng quyết định viết lại lên giấy khổ A4 để tiện photo. Và 100 bản photo đầu tiên, mỗi bản dày 121 trang khổ A4 của tập tài liệu "Dân ta muốn biết rõ thêm về Bác Hồ" của ông Hưng đã được ra mắt. Ông đem "sách" của mình phát cho bà con trong thôn, biếu các đoàn thể thôn, xã, huyện. Ông gửi "sách" báo cáo với Ban tuyên giáo tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo T.Ư và nhận được thư khen ngợi, động viên.
Tập tài liệu của ông Nguyễn Duy Hưng được trình bày theo tuần tự thời gian từ lúc Bác mới sinh cho đến khi ra đi. Trong đó ông sưu tầm được 30 bức ảnh, tranh vẽ về gia đình và tuổi niên thiếu của Bác làm tập tài liệu thêm phần sinh động. Không chỉ được viết bằng chữ Việt, ông còn viết lại các tài liệu nguyên văn chữ Hán, chữ Pháp của Bác và tự dịch nghĩa bằng tiếng Việt.
Ông liệt kê và sưu tầm cho vào tập tài liệu được 174 tên gọi, bí danh, bút danh của Bác, điều mà không phải ai cũng biết. Tất cả tài liệu mà ông sưu tầm, tìm kiếm được trong sách báo, ở bảo tàng… để đưa vào tập tài liệu, ông đều có chú thích, trích dẫn rõ ràng, tạo được niềm tin và sự đồng thuận trong người đọc. Ông bộc bạch: "Viết về Bác thì không biết khi mô cho hết. Nhưng tôi sẽ gắng viết tiếp cho đến khi mô không viết nổi nữa mới thôi", người cán bộ quân đội về hưu bộc bạch.
Đề thi viết tháng thứ sáu (10-11 đến 10-12-2007): Suốt đời Bác Hồ luôn nêu gương tôn trọng nhân dân, tôn trọng pháp luật, không nhận bất cứ một ưu tiên nào dành cho mình. Các đồng chí phục vụ Bác kể rằng một lần trên đường đi, gặp đèn đỏ ở ngã tư xe chở Bác phải dừng lại. Một đồng chí bảo vệ định đến bục cảnh sát giao thông yêu cầu bật đèn xanh mở đường cho xe Bác, thấy vậy Bác ngăn lại và nói: "Các chú không được làm như thế. Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông, không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình". Qua câu chuyện trên, bạn hãy viết suy nghĩ của mình về ý thức gương mẫu tôn trọng pháp luật của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhất là đối với thế hệ cán bộ, đảng viên hôm nay. (Bài viết không quá 1.000 từ). Người dự thi có thể gửi bài qua e-mail: theoguongbac@tuoitre.com.vn, hoặc qua bưu điện đến địa chỉ: Báo Tuổi Trẻ, 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM. Thời gian: từ 10-11 đến 10-12-2007. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận