26/04/2009 00:30 GMT+7

Tường trình từ Sài Gòn tháng 4-1975 - Kỳ 2: "Thổi tung"

Bộ đội tiến vào giải phóng Đà Nẵng ngày 29-3-1975 - Ảnh tư liệu
Bộ đội tiến vào giải phóng Đà Nẵng ngày 29-3-1975 - Ảnh tư liệu

TT - Vào ngày 24-3-1975, tôi đi nhờ chuyến bay sáng sớm đưa thư của không quân Mỹ tới Đà Nẵng, nơi những người phòng thủ rút quân từ Quảng Trị và Huế đang tập hợp. Đà Nẵng là nơi quan trọng thứ hai so với Sài Gòn, thành phố vốn được miêu tả như một thành trì có khu tiếp viện quân sự khá lớn ở căn cứ không quân, cùng những máy bay và trực thăng chiến đấu tốt sẵn sàng hỗ trợ lực lượng phòng thủ.

Khi chúng tôi hạ cánh tới đó nó dường như yên lặng. Bức tranh trên mặt đất thật không dễ chịu. Tôi nhìn thấy một thành phố gần như sụp đổ. Những đám đông xung quanh các đoạn đường đứng cãi nhau, những người lính đi không mục đích trên đường, vũ khí của họ thả lỏng trên vai, không giống như vị trí của lực lượng phòng thủ đang chuẩn bị chiến đấu sinh tử.

Nux2a5xU.jpgPhóng to
Peter Arnett: “Công việc làm tin chiến tranh Việt Nam đã ảnh hưởng tới 35 năm nghề phóng viên quốc tế sau này của tôi” - Ảnh tư liệu

Kỳ 1: Bắt đầu của kết thúc

Tiếng súng ở Đà Nẵng

Viên chức lãnh sự Mỹ Al Francis hi vọng vận chuyển hàng không như đã định sẽ nhanh chóng di chuyển hàng chục nghìn người di tản. Nhưng buổi sáng hôm sau bức tranh bất ngờ đen tối. Sà lan và thuyền chở người di tản quân sự nhếch nhác từ Huế đổ vào cảng. Những con đường chính gần cảng nhanh chóng tràn ngập những người lính bị tước hoặc mất vũ khí, những đôi vai rũ xuống mệt mỏi. Những người sống sót là con số còn lại của hai sư đoàn bộ binh tốt nhất miền Nam. Những người mà tôi nói chuyện kể tôi nghe về sự sụp đổ hoàn toàn của lực lượng phòng thủ ở cố đô Huế và sự di cư lộn xộn từ các bãi biển dưới làn đạn dữ dội. Điều đó nhắc tôi nhớ tới các câu chuyện đã nghe về cuộc di tản tại Dunkirk trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Cuối buổi chiều, lời đồn đại lan khắp Đà Nẵng rằng những người cộng sản đã tiến vào cửa ngõ thành phố. Tiếng súng vang dội trên đường phố thuyết phục tôi tìm kiếm sự an toàn trong khách sạn, nơi các phóng viên khác đang ở đó. Khoảng nửa đêm, một nhân viên trẻ người Mỹ triệu tập chúng tôi tới lãnh sự. Al Francis vẽ ra một bức tranh tăm tối nhất về tình hình an ninh, ông ta tuyên bố không còn chịu trách nhiệm về sự an toàn của chúng tôi nữa và nói chúng tôi nên rời khỏi thành phố vào buổi sáng. Điều đó tốt cho chúng tôi vì chúng tôi cũng đã chứng kiến đủ.

Tiếng rocket nổ đánh thức tôi, những viên đạn đầu tiên do những người cộng sản bắn trong cuộc tấn công Đà Nẵng. Tôi tự hỏi tốc độ tấn công của Việt cộng. Huế cách 100km về phía bắc sụp đổ ngày 26-3 và bây giờ các đơn vị pháo binh di chuyển qua núi. Chúng tôi tới sân bay trong xe tải của lãnh sự. Có các nhóm người vội vã cùng hướng và tập trung ở cổng sân bay. Giữa buổi sáng, sân bay tắc nghẽn bởi đàn ông, phụ nữ và trẻ em đang muốn rời đi. Đám đông dường như bị kích động và tấn công chuyến bay đầu tiên, chiếc 727 hàng không quốc tế mà chúng tôi đã được đặt chỗ. Cảnh sát an ninh sân bay bắt đầu thét lên và bắn chỉ thiên đẩy đám đông lùi lại, cuối cùng bằng cách nào đó việc khởi hành cũng được thực hiện. Tôi chỉ kịp biết ơn vì đã rời đi an toàn.

Không một cuộc giao tranh

Ba ngày sau, George Esper sử dụng nguồn tin Sài Gòn của anh ta là người đầu tiên viết rằng Đà Nẵng đã rơi vào tay cộng sản. Nhưng chúng tôi nhanh chóng biết rằng “rơi” là từ chưa chuẩn mà phải dùng từ “thổi tung” mới miêu tả chính xác hơn. Một cộng tác viên ảnh người Việt tới văn phòng AP chúng tôi tại Sài Gòn vào cuối tuần đó cùng những bức hình từ biển Đông và Ngũ Hành Sơn nói lên sự thật. Những khẩu pháo và xe tăng đã được chuyển tới Việt Nam từ các kho tiếp viện quân đội Mỹ để bảo vệ Đà Nẵng bị bỏ lại trên các bãi cát vàng, nòng súng không hướng về phía các thung lũng núi.

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từng huênh hoang tuyên bố một tuần trước đó rằng vùng đó sẽ được bảo vệ tới người cuối cùng. Nhưng lính của ông ta đã từ bỏ một trong những căn cứ quân sự hùng mạnh nhất ở Thái Bình Dương mà không có một cuộc giao tranh nào.

Đó không chỉ là sự sụp đổ của Đà Nẵng. Điều đó còn thuyết phục tôi rằng Sài Gòn cũng sẽ bị sụp đổ. Vào đầu tháng 4, tôi viết một bài phân tích cuộc tấn công của cộng sản ở thành phố là điều hoàn toàn không thể tránh khỏi. Câu chuyện đó được in ở tờ báo tiếng Anh Saigon Post. Chính phủ đáp lại rằng việc rút lui ở chiến trường là kết quả không tránh khỏi khi tập hợp lực lượng quân đội bảo vệ Sài Gòn và khu vực đông dân cư quanh đó. Sau đó chúng tôi biết vịnh Cam Ranh thất thủ cùng với khu vực dọc bờ biển Nha Trang.

Chủ tịch AP Wes Gallagher gọi tôi trở lại Mỹ để tham gia cuộc họp thành viên hằng năm của AP ở New Orleans. Các nhà xuất bản ở New Orleans hỏi tôi bao lâu thì Sài Gòn sụp đổ. Tôi đoán thành phố sẽ sụp đổ trong tháng. Họ dường như hoảng sợ. Nina Nguyễn - vợ tôi - cũng vậy. Cô ấy nài nỉ được trở lại Sài Gòn cùng tôi, nơi bố mẹ và chị em cô ấy mắc kẹt cùng những người còn lại. Tôi nói với một người bạn rằng tôi sẽ cố gắng hết sức để tiếp cận gia đình Nina. Anh ta nói: “Peter, cậu không đủ nặng ký để làm điều đó”.

DVPQw7C3.jpgPhóng to
Bộ đội tiến vào giải phóng Đà Nẵng ngày 29-3-1975 - Ảnh tư liệu

Tôi thường xuyên bay ra Đà Nẵng trên chiếc C-130 của không quân Hoa Kỳ, ở tại văn phòng cảng không quân 12, một tòa nhà bằng gỗ mới được dựng lên, là nơi dừng chân của binh lính từ Hoa Kỳ tới bắt đầu nhiệm vụ tại Việt Nam và đó cũng là nơi họ được khởi hành về lại quê nhà một năm sau nếu sống sót trong cuộc chiến.

Nếu may mắn tôi sẽ được một xe jeep chờ ở trung tâm báo chí do một lính thủy đánh bộ lái hướng ra khỏi cổng chính để ngắm quang cảnh Đà Nẵng, trong khi anh ta phải bấm còi inh ỏi để luồn lách qua những con phố ồn ào, đông đúc và xe ba gác bán rong, xe khách chở quá tải có nguy cơ đâm vào nhau. Chúng tôi đi dọc dòng sông trong thành phố và thường rẽ quanh Bảo tàng Chăm, một công trình kiến trúc đẹp trưng bày nhiều tác phẩm điêu khắc khéo léo trên đá. Bên kia bờ sông là bóng dáng đồ sộ của những tòa nhà trụ sở chỉ huy của lính thủy đánh bộ, phía xa nữa là biển Đông và những bãi cát hiện ra, màu nước trong xanh ấm áp.

_________________________________

Trụ sở AP càng ngày càng lo lắng về sự an toàn của chúng tôi khi hồi chuông cảnh báo đã gióng lên quanh Sài Gòn. Chúng tôi được nhắc nhở rằng các tổ chức thông tin Mỹ sẽ đóng cửa, chúng tôi bắt đầu lập kế hoạch đưa mọi người rời khỏi VN.

Kỳ tới: Cuộc rút lui cuối cùng

Bộ đội tiến vào giải phóng Đà Nẵng ngày 29-3-1975 - Ảnh tư liệu
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên