![]() |
Cô giáo Trần Thị Thơm với học trò - Ảnh: Q.Linh |
GS.TS Hoàng Chí Bảo (Hội đồng lý luận T.Ư) - một thành viên ban giám khảo toàn quốc hội thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - đã tặng Thơm món quà đầy ý nghĩa sau khi nghe cô kể chuyện, đó là một cuốn sách do chính ông viết về Bác và gửi riêng cho cô lá thư tay thế này: “... Con tỏ rõ nhiệt tình và một triển vọng rất tốt đẹp qua tất cả những gì con thể hiện. Thầy đã ghi điểm rất cao cho con...”. |
Tình yêu ấy đã đi cùng cô từ những ngày còn là học sinh chuyên văn của Trường chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định), đến hôm nay gần mười năm đứng trên bục giảng. Trước mỗi bài giảng, khi nào cô giáo Thơm cũng tự đặt cho mình một yêu cầu cao: làm sao để truyền cho học trò sự cảm nhận như chính mình đang cảm nhận. Ngoài những kiến thức trong khuôn khổ bài giảng “Tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh” của sách giáo khoa, cô đã tìm tòi nhiều nguồn khác, cặm cụi trên mạng với tất cả say mê như lần đầu tiên biết đến những câu chuyện bí ẩn.
“Trong rất nhiều câu chuyện về Bác, tôi quyết định chọn câu chuyện “Bác có phải là vua đâu” ngay khi được nhà trường cử đi thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đó là một thông điệp, cũng là bài học giúp mỗi chúng ta, dù là ai, dù trên bất cứ vị trí nào trong xã hội cũng có cơ hội soi rọi lại mình để hoàn thiện bản thân, để bớt đi những suy nghĩ cá nhân ích kỷ, hẹp hòi; để bớt dần những đòi hỏi, tính toán thiệt hơn... Và tôi nghĩ cũng là để không tồn tại những “ông vua” đặc quyền, đặc lợi trong xã hội mà chỉ còn những “công bộc” vì nước vì dân”.
Niềm vui với cô giáo trẻ ấy không ở những lời khen tặng hay nhiều giải thưởng kể chuyện Bác đã nhận. Hạnh phúc lại đến từ những bài viết của học trò, chia sẻ suy nghĩ, ước vọng và xây dựng lý tưởng sống cho mình từ tấm gương đạo đức của Bác. Trong đó có cả những bài viết của một vài học trò vốn bị coi là những “ông vua con” trong trường.
Dù không làm giáo viên chủ nhiệm vì ngoài việc đứng lớp, cô Thơm còn là trợ lý thanh niên, thư ký hội đồng nhà trường nhưng có phong trào hay công việc gì gấp chỉ cần cô Thơm ới một tiếng là có cả đám học trò cùng làm ngay. Cô Thơm tâm sự: càng tìm hiểu về Bác, càng thấy lòng mình trong sáng hơn với cách sống sẻ chia, yêu thương.
Có niềm vui nào lớn hơn đối với người thầy khi những học trò nhỏ bé của mình khôn lớn, trưởng thành vào đời mà vẫn giữ cho mình những vần thơ đầy cảm xúc:
Viên phấn nào vẽ đường cô điTrước cửa tương lai chọn nghề nhà giáoKhông vì mưu sinh, không vì cơm áoChỉ để làm người cho đi, cho đi.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận