Muốn xét nghiệm tìm độc chất này trên người phải liên hệ ở đâu?... Thạc sĩ, kỹ sư Phạm Kim Phương - giám đốc Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm TP.HCM - cho biết:
- Dấu hiệu cho biết một người nào đó có thể đã bị nhiễm thạch tín là trên da nổi những nốt ban đỏ, sần, mụn nước, lòng bàn tay bị sừng, đen da. Ngoài ra, còn có thể biểu hiện rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy; có khi loét bao tử.
Trao đổi về việc khi bị nhiễm thạch tín có điều trị được, bác sĩ Nguyễn Xuân Mai - viện phó Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM - cho biết: nếu mức độ nhiễm chưa gây ung thư hoặc thối hoại mô bàn tay, bàn chân thì những triệu chứng nhiễm thạch tín sẽ dần dần mất đi. Song, khi đã được xác định bị nhiễm thạch tín, việc cần làm đầu tiên là phải cắt đứt nguồn lây nhiễm. Nếu đang sử dụng nguồn nước hoặc thực phẩm có thạch tín cần phải ngưng sử dụng ngay. Cần giảm bớt ăn các loại thực phẩm giàu chất đạm, đặc biệt là thịt các loại; tăng cường ăn nhiều rau quả để có thêm nhiều vitamin nhằm giúp cơ thể thải loại thạch tín. Ngoài ra cũng có một số thuốc điều trị giúp gan thải loại thạch tín ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, thuốc khá đắt tiền và có nhiều tác dụng phụ. |
Thạch tín còn gây ra các bệnh kinh niên khó tìm nguyên nhân như tổn thương trên da, mạch máu ngoại biên, thần kinh ngoại biên... Nếu mỗi ngày uống 1 lít nước có chứa 50 mcrg/lít thì nguy cơ mắc bệnh ung thư là trên 1%.
* Xét nghiệm tìm thạch tín trên người phải liên hệ ở đâu, thưa bà?
- Hiện nay trung tâm chúng tôi có nhận xét nghiệm tìm thạch tín trong máu, nước tiểu, dịch tiết bao tử và cả trong tóc. Tuy nhiên, khi người dân có nhu cầu làm xét nghiệm này phải đến bệnh viện nào đó khám bệnh và nói rõ nhu cầu cần xét nghiệm tìm chất này trong máu, nước tiểu, dịch tiết bao tử hay tóc.
Nhân viên y tế bệnh viện sẽ lấy mẫu bệnh phẩm cho người có nhu cầu và sau đó tự người có nhu cầu sẽ mang mẫu đến trung tâm chúng tôi để làm xét nghiệm.
* Bao lâu mới biết kết quả và chi phí xét nghiệm thế nào?
- Tùy theo người dân muốn biết kết quả sớm hay trễ mà chi phí xét nghiệm sẽ khác nhau. Nếu không cần lấy kết quả sớm, thời gian trả lời là sáu ngày, chi phí xét nghiệm 200.000đ/mẫu; cần kết quả nhanh, thời gian trả lời 3-4 ngày, chi phí gấp đôi; cần kết quả khẩn, thời gian trả lời là hai ngày, chi phí xét nghiệm gấp ba.
* Kết quả có cho biết cụ thể một người bị nhiễm thạch tín ở mức độ nặng, nhẹ hay không?
- Kết quả chúng tôi trả lời dựa theo bảng tiêu chuẩn thạch tín trong máu cho phép theo qui định. Theo bảng tiêu chuẩn, nồng độ gây độc cho cơ thể là 2mcrg/lít máu; nếu xét nghiệm nước tiểu thì nồng độ gây độc là 50mcrg/lít nước tiểu…
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận