15/05/2006 05:07 GMT+7

"Xe pháo" vùng cao

NHÂN DUYÊN
NHÂN DUYÊN

TT - Ya Xia (Sa Thầy, Kontum) vui đáo để. O, Trang, Lung, Rắc -mấy nếp làng khuất nẻo bên hồ Yaly nhộn nhạo hẳn lên với hàng trăm chiếc xe máy đủ sắc màu, kiểu dáng. Để có được một “con xe”, đôi khi người ta đánh đổi cả bữa ăn hằng ngày...

YGp3Sy18.jpgPhóng to
Tràn ngập xe không biển số
TT - Ya Xia (Sa Thầy, Kontum) vui đáo để. O, Trang, Lung, Rắc -mấy nếp làng khuất nẻo bên hồ Yaly nhộn nhạo hẳn lên với hàng trăm chiếc xe máy đủ sắc màu, kiểu dáng. Để có được một “con xe”, đôi khi người ta đánh đổi cả bữa ăn hằng ngày...

Đổi mì lấy xe...

Đặt cuốn sổ nhàu nhò xuống bàn, lật cái rẹt, phó chủ tịch UBND xã Ya Xia Lò Minh Thống lật trang ghi “kết quả điều tra hiện trạng xe máy” cho thấy xã Ya Xia có 970 hộ, 4.173 khẩu, chủ yếu là đồng bào Gia Rai, Thái, Sán Dìu, Dao... sở hữu đến 240 chiếc xe máy; chưa hết, đến cuối năm 2005 lại mua thêm 107 chiếc mới nữa.

Người Gia Rai, từ chỗ chưa biết thế nào là tai nạn giao thông, nay đã quen với cảnh tượng sứt đầu mẻ trán. A Thương làm một tổng kết nho nhỏ: một tháng trở lại đây, ít nhất có ba vụ tai nạn. A Chuôi người làng Lung, chở bạn ngao du, bị đo đất, trầy trụa cả người lẫn xe. ở làng O, đoạn vào thôn Thanh Hóa, một chiếc xe chở ba bị ôtô quẹt; hai đứa đầu xanh tuổi trẻ không sao, riêng ông A Giáo già lụm cụm gãy chân, điều trị ngoài Trung tâm Y tế Sa Thầy hết 15 ngày. Cũng làng O, A Rah chạy đêm bằng chiếc “đổi mì” mới rợi, tới giữa làng thì chỏng gọng, một phần lỗ mũi không cánh đã bay. “Phải làm lại chứng minh nhân dân thôi, không công an khó nhận dạng”- A Thương nói đùa.

“Nhất là làng O. Nhà nào cũng có xe, có nhà đến hai ba chiếc” - phó chủ tịch Thống thông báo. Làng O chính là nơi khởi động phong trào đổi mì lấy xe máy. “Làng O giàu hung?” - tôi hỏi. Bí thư Đảng ủy A In làu bàu: “Giàu gì, trung bình thôi, có nhà còn phải nhận trợ cấp lương thực”.

Khác ông Thống, bí thư In nhìn làn sóng bùng phát xe máy bằng cặp mắt dè dặt hơn: “Chiếc xe như đôi chân, cũng cần. Dân Ya Xia mở rẫy tận tiểu khu 624, cách nhà 15km. Có xe, bà con sáng đi tối về, khỏi lui cui trong rừng cả tuần, cả tháng. Nhưng nhiều đứa chỉ tức nhau tiếng gáy. Nhà có 4-5ha mì muốn có xe đem đổi mì đã đành, có nhà chỉ 1ha mì vừa đủ cho việc ăn uống thôi cũng đổi, không biết lấy gì bỏ miệng”.

Bí thư In thừa nhận bất lực: “Quyền của người ta. Mặt trận, ủy ban muốn cấm không cấm được. Xã cũng đã đứng ra phân tích phải trái, thiệt hơn. Nói, họ gật gù, im lặng nghe, song bữa trước, bữa sau đã thấy thậm thụt dắt mấy ông cửa hàng xe ra tận rẫy, xem đám mì đổi được loại xe nào!”.

A Thương, phó công an xã, dẫn tôi đi thực tế. Vừa trờ xuống đoạn dốc đá dăm, tôi đã loạng choạng tấp xe sát lề, tránh “cơn lốc xe” từ sau ập đến. Vèo vèo, hai con xe không biển số với bốn “yêng hùng” bên trên. Trời ạ, cả bốn chú đều đeo khăn quàng đỏ! “Học sinh Trường THCS Ya Xia I đấy” - A Thương nói. Chúng tôi rẽ vào thăm nhà A Triêm. Ông già vừa “rinh” hai chiếc dựng dưới cầu thang, mới tinh, chưa kịp lắp biển số.

Ông Triêm đứng bên xác nhận chủ quyền: “Của thằng Run. Vợ nó bên Chư Pảh (Gia Lai) đi qua đi lại luôn, không xe, kẹt lắm”. Ông già thương con, chẳng mảy may so tính để đổi 1ha mì giá 12 triệu đồng theo “thỏa thuận” với thương lái tên Phong. Run nhờ “công trạng” lấy vợ xa nhà mà ba lần được lên đời xe máy. Còn chiếc xe của A Phanh - em trai Run, học lớp 8 , mới 16 tuổi - được mua với giá 11 triệu từ tiền chiếc cũ khấu hao còn 5 triệu, cộng 1 triệu lương hưu của A Triêm, cộng khoản nợ 5 triệu ký sổ.

Chiếc xe dán nhãn “Novel Force” kiểu Win 100 lênh khênh nom quá đỗi hiên ngang. Chuyện Phanh đòi xe khá ly kỳ. Hồi lớp 7, nó bỏ ngang học kỳ I. Nhà trường mặc kệ, cứ cho lên lớp. Thua, nó bèn “leo thang chiến tranh” với tuyên bố xanh rờn: “Không xe, không đến lớp”. Tới nước đó thì người thua không ai khác hơn là ông bố, A Triêm.

Chúng tôi gõ cửa nhà A Nung. Nói cửa nhà là nói... văn chương, chứ thật ra đó chỉ là ngôi lều thông thống chẳng tìm đâu ra cửa nẻo. Vậy mà trong ngôi lều đó cũng kềnh càng một “con xe” mới oách. Nhà A Nung thuộc diện được chính quyền đặc biệt quan tâm bởi nỗi lo đứt bữa vì nghèo. Nhà bốn miệng ăn, chỉ vỏn vẹn một đám mì, nghèo thuộc loại đội sách đội sổ mà cũng đua đòi “xe pháo”...

“Thương lái” và những cú lừa

qJApxceW.jpgPhóng to
“Giấy đổi xe lấy mì” và bằng lái được “bao” lý thuyết
Tôi hỏi A Run giấy tờ xe, anh thật thà đặt lên sàn nhà tấm bằng lái do Sở Giao thông vận tải Kontum cấp ngày 1-11-2005 kèm “giấy chứng nhận đổi xe lấy mì” ghi nguệch ngoạc: “Bên bán xe (Trần Thanh Phong) làm thủ tục giấy tờ đầy đủ cả bằng lái”. “Đầy đủ cả bằng lái” là sao? Run khoe: “Dễ lắm, mình xuống Kontum chạy mấy vòng số 8. Phần lý thuyết cho qua, bên bán xe bao hết”.

Nghe ông Triêm kể A Phanh nghỉ khỏe cả học kỳ mà vẫn lên lớp như thường, tôi đâm tò mò. Thằng bé, nhìn người lớn nói chuyện, cứ nóng nảy đứng lên ngồi xuống, chốc chốc lại lấy xe phóng ào đi mươi phút; quay về, bộ mặt còn nguyên xi vẻ dàu dàu, nhăn nhó.

Wwd6ZLoO.jpgPhóng to
A Run và chiếc xe 1,3ha mì
A Run giải thích: “Nó bí tiền mua xăng. Ông già đang gom tiền trả nợ, không sẵn. Mấy bữa nay nó, A Ngành, A Hách (bạn Phanh, đều mới có xe và đều đã bỏ học) chữa cháy bằng cách buộc bọn đi nhờ góp tiền mua xăng”.

Dân Ya Xia thiệt đơn thiệt kép trong cuộc đổi chác với nhóm đại lý xe máy ở thôn 5, thị trấn Sa Thầy. Đơn cử như A Run: “Đám rẫy rộng 1,3ha, ông Phong đại lý chê mì thưa, “cô” lại còn 1ha”. Đấy là chưa tính, nói như phó chủ tịch Lò Minh Thống: “Giá mì lát lên song con buôn họ chẳng chịu tăng cho”.

Tràn trề nghi hoặc, về thị xã Kontum, tôi làm một tua khảo sát nhỏ. Hỡi ôi, giá chiếc “ZX Glad” y chang của A Run chỉ 7,2 triệu đồng, chiếc “Novel Force” 8,7 triệu. Bà chủ dễ tính còn hứa nếu mua thật, “khách hàng được giảm mấy trăm”. Cái thú chơi xe pháo ở vùng cao xem ra bà con còn khổ dài dài...

NHÂN DUYÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên