Coi trọng văn hóa, xây dựng nhân cách con người
Lấy luôn ví dụ điển hình là việc xây dựng nhà văn hóa ở khu vực nông thôn, khu dân cư tại thành thị, GS Tô Ngọc Thanh phân tích: “Như ở Tây nguyên, làm nhà rông văn hóa trên thực tế là xâm phạm tín ngưỡng của đồng bào. Bởi thực tế đó là tín ngưỡng của đồng bào chứ không phải là nơi trưng bày. Xây dựng văn hóa nông thôn nhưng ta chỉ làm được một việc là xây nhà văn hóa”. GS Tô Ngọc Thanh cũng kiến nghị nên trả lại văn hóa của nhân dân cho nhân dân chứ không phải lấy văn hóa đại chúng để áp đặt cho họ.
Cùng quan điểm, họa sĩ Trần Khánh Chương (Hội Mỹ thuật VN) chia sẻ: Nhà văn hóa là tốn kém và vô ích. Nhà văn hóa hoàn thành nhưng không có kinh phí và cơ chế phù hợp để hoạt động. Xem lại có nên có nhà văn hóa không, hay nên đầu tư cho đình làng để làm nơi sinh hoạt cộng đồng văn hóa. Ông Chương nói: “Chúng ta đang chạy đua xây dựng nhà văn hóa theo tư duy phải xây dựng cho được để khẳng định xã này, thôn kia có văn hóa. Nhưng kiểu nhà 20m², một mái, như cái chòi bảo vệ sao gọi là nhà văn hóa được. Theo tôi, đừng chạy theo số lượng vì nhiều nơi xây nhà văn hóa to nhưng cũng khóa cửa để đó”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận