Phóng to |
SV Đại học Nông lâm TP.HCM chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp cho bà con Tây nguyên - Ảnh tư liệu |
Một là, phải giúp đoàn viên thanh niên nhận thức đầy đủ về thách thức hiện nay của nước ta. Đó chính là phải đối diện và vượt qua hai cái bẫy. Thứ nhất là cái bẫy của trào lưu mậu dịch tự do và thứ hai là cái bẫy của nước thu nhập trung bình. Có thấy được lợi thế so sánh của các nước chuyển dịch nhanh, sự nỗ lực của các nước trong việc tăng hàm lượng kỹ năng, công nghiệp, tri thức trong hàng hóa để vượt qua cái bẫy về trào lưu mậu dịch tự do; và có thấy được con đường vượt qua cái bẫy thu nhập trung bình của các quốc gia bằng giáo dục đào tạo, bằng khoa học công nghệ thì đoàn viên thanh niên mới thể hiện trọng trách là rường cột của nước nhà và vai trò xung kích của mình trong quá trình vượt qua hai cái bẫy để xây dựng đất nước Việt Nam: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Hai là, tập trung xây dựng các chính sách cho thanh niên.
Hình thành lớp thanh niên ưu tú Do đặc điểm, tính chất là một tổ chức của thanh niên nên Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn - người đứng đầu của tổ chức thanh niên chỉ nhận nhiệm vụ trong một khoảng thời gian khá ngắn (thường là một nhiệm kỳ - 5 năm). Khoảng thời gian ngắn chính là sự thử thách của người Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn. Vượt lên sự thử thách của thời gian, người Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn phải cùng với Ban chấp hành Trung ương Đoàn tạo ra những phong trào hành động cách mạng để đoàn viên thanh niên cống hiến, rèn luyện và trưởng thành, đồng thời phải xây dựng những chính sách để vừa phát huy thanh niên vừa chăm lo xây dựng thanh niên nhằm hình thành một lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực. |
Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách cơ quan Trung ương Đoàn thành những người giỏi xây dựng chính sách cho thanh niên hơn là tổ chức phong trào thanh niên.
Là cán bộ cơ quan chuyên trách Trung ương Đoàn tất nhiên phải có kỹ năng của người cán bộ Đoàn nói chung (biết tổ chức phong trào thanh niên, biết tập hợp thanh niên, biết kỹ năng sinh hoạt tập thể...). Nhưng nếu Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn chỉ tập trung xây dựng bộ máy cơ quan Trung ương Đoàn từ nguồn là cán bộ trưởng thành từ cơ sở Đoàn với những kỹ năng tập hợp thanh niên như vậy mà quên tìm kiếm những cán bộ được đào tạo sâu, có kinh nghiệm để xây dựng chính sách ở tầm vĩ mô thì bộ máy cơ quan Trung ương Đoàn chỉ mới hoàn thành 40% nhiệm vụ. Bởi lẽ 60% nhiệm vụ của cơ quan Trung ương Đoàn là xây dựng chính sách cho thanh niên. Điều này khác với đặc điểm của các tỉnh, thành đoàn, quận huyện đoàn... là 40% nhiệm vụ là xây dựng chính sách và 60% nhiệm vụ là tổ chức các phong trào hành động trong thanh niên.
Bốn là, phải vừa dành thời gian kiểm tra việc thực hiện các phong trào thanh niên ở các tỉnh, thành đoàn vừa dành thời gian để khảo sát việc thực hiện chính sách thanh niên ở các tỉnh, thành ủy.
Tất nhiên, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn và Ban Bí thư Trung ương Đoàn phải có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của Đại hội Đoàn toàn quốc ở các cơ sở Đoàn. Tuy nhiên nếu chỉ dừng ở việc kiểm tra các cơ sở Đoàn mà không thiết lập, duy trì cơ chế khảo sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Trung ương Đảng, chính phủ về thanh niên ở các tỉnh, thành ủy thì cơ quan Trung ương Đoàn chỉ hoàn thành nhiệm vụ chỉ đạo phong trào hành động trong thanh niên mà chưa hoàn thành nhiệm vụ đánh giá, đề xuất các chính sách cho thanh niên. Đoàn viên, thanh niên luôn trông đợi, kỳ vọng vào cơ quan trung ương Đoàn với trách nhiệm là cơ quan cao nhất của Đoàn phải vừa tổng kết mô hình, giải pháp rút ra những kinh nghiệm, bài học trong quá trình chỉ đạo phong trào hành động thanh niên, vừa đề xuất các cơ chế chính sách để phát huy vai trò thanh niên và chăm lo cho thanh niên.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận