11/08/2022 11:27 GMT+7

Xăng đã giảm giá, giá cước vận tải vẫn cao là không sòng phẳng

CÔNG TRUNG - THU DUNG
CÔNG TRUNG - THU DUNG

TTO - Sau nhiều lần giảm giá liên tục, giá xăng đã giảm hơn 20% so với mức đỉnh vào tháng 6-2022 nhưng cước vận tải, nhất là loại hình xe công nghệ như Grab, Be, Gojek..., vẫn chưa giảm giá cước, thậm chí còn tiếp tục tăng giá ở một số tỉnh thành.

Xăng đã giảm giá, giá cước vận tải vẫn cao là không sòng phẳng - Ảnh 1.

Các app xe công nghệ vẫn chưa có động thái giảm giá cước dù giá xăng dầu đã giảm mạnh - Ảnh: C.TRUNG

Từ tháng 3-2022, khi giá xăng bắt đầu tăng, Grab đã tăng giá cước GrabCar từ 20.000 đồng lên 29.000 đồng/2km đầu tiên với xe 4 chỗ, các kilômet tiếp theo tăng từ 9.000 đồng lên 10.000 đồng với lý do để bù đắp chi phí vận hành của tài xế. 

Thậm chí đầu tháng 8, Grab thông báo tăng giá cước dịch vụ GrabTaxi ở Thanh Hóa 20.000 đồng cho 1,2km, khoảng cách dưới 30km sẽ tính giá 15.000 đồng.

Mức giá này tăng 2.000 - 3.000 đồng so với đầu năm 2022. Thế nhưng đến nay, dù giá xăng dầu giảm sâu nhiều lần, giá cước tối thiểu 2km đầu tiên vẫn "neo" ở 29.000 đồng cùng loạt "ma trận" phụ phí vẫn bủa vây người dùng như phí thay đổi lộ trình, phụ phí ban đêm...

Anh Nguyễn Ngọc Anh Khoa (quận Bình Thạnh, TP.HCM), người thường xuyên sử dụng dịch vụ xe công nghệ, cho biết chỉ thấy giá cước tăng chứ chưa cảm nhận được mức giảm giá khi giá xăng dầu giảm mạnh. 

Dẫn trường hợp vừa đặt dịch vụ GrabCar và BeCar cho hành trình chưa tới 4km từ đường Nguyễn Xí đến trung tâm thương mại Giga Mall, anh Khoa cho biết giá cước hiển thị lần lượt 67.000 và 70.000 đồng/xe 4 chỗ.

"Khi xăng tăng, doanh nghiệp kêu khó đủ thứ để tăng giá cước. Nhưng khi giá xăng giảm mạnh, hãng xe không sòng phẳng với khách hàng, giá cước vẫn ở mức khá cao" - anh Khoa bức xúc.

Theo các chuyên gia kinh tế, lúc xăng dầu tăng giá, doanh nghiệp "té nước theo mưa" nhất loạt tăng giá từ hàng hóa, lương thực, thực phẩm tới cước vận tải. Nhưng khi giá xăng dầu giảm hơn 20%, doanh nghiệp lại chần chừ chưa thực hiện giảm giá cước là điều khó có thể chấp nhận.

Để công bằng, sòng phẳng với người tiêu dùng, một chuyên gia cho rằng doanh nghiệp vận tải được định giá cước theo thị trường nhưng các cơ quan chức năng vẫn phải giám sát. 

Nếu cố tình chây ì không giảm giá cước phù hợp với giá nguyên liệu đầu vào thì sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định và công bố công khai để toàn xã hội và người tiêu dùng biết.

Xe khách đã giảm cước

21341db342e587bbdef4 4(Read-Only)

Một số doanh nghiệp vận tải hành khách đã bắt đầu giảm cước - Ảnh: CÔNG TRUNG

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Tạ Chương Chín - phó giám đốc bến xe Miền Đông (quận Bình Thạnh, TP.HCM) - cho biết trong thời gian giá xăng dầu lập đỉnh, có một số doanh nghiệp xe khách tại bến kê khai tăng giá nhưng cũng có doanh nghiệp cầm cự, không tăng giá. Sau khi giá xăng giảm mạnh, bến xe đã có phổ biến và trao đổi với các nhà xe nghiên cứu điều chỉnh giảm giá vé để người dân thuận tiện đi lại.

Đến nay, đã có một đơn vị chạy tuyến TP.HCM - Tuy Hòa báo giảm 10% giá vé. Nhiều doanh nghiệp cũng báo cáo đang tiến hành rà soát, kê khai lại giá vé. Tuy nhiên, theo ông Chín, hầu hết nhà xe vẫn còn bị ảnh hưởng bởi dư âm đại dịch, số lượng hành khách qua bến xe này từ ngày 1-8 đến nay chỉ đạt bình quân khoảng 64% so với trước dịch.

Hãng xe công nghệ ở đâu? Hãng xe công nghệ ở đâu?

TTO - Nhiều ý kiến đặt vấn đề cước taxi khi tăng giảm phải kê khai theo Luật giá để quản lý, đến nay chưa có quy định xe hợp đồng điện tử (xe công nghệ) như Grabcar, Becar, Gocar... phải kê khai giá cước.

CÔNG TRUNG - THU DUNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên