Cách đây hơn một thập kỷ, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ban hành hướng dẫn, theo đó khuyến cáo lượng đường tiêu thụ chỉ được chiếm chưa tới 10% tổng năng lượng mà con người “nạp” vào mỗi ngày.
Tuy nhiên, mới đây, cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc kêu gọi các nước phấn đấu giảm chỉ số trên xuống còn một nửa, tức là chiếm chưa tới 5%.
Tỷ lệ này đồng nghĩa với việc con người không nên sử dụng quá 25 gram đường/ngày, tương đương khoảng 6 thìa cà phê đường, thấp hơn nhiều so với lượng đường trung bình tương đương 10 thìa cà phê trong một lon soda.
Theo WHO, những thành phần đường "tự do" gây hại cho sức khỏe, như các loại đường ăn thông thường, đường fructose hay glucose, hiện được các nhà sản xuất, đầu bếp và chính các bà nội trợ bổ sung vào nhiều loại đồ ăn đồ uống.
Bên cạnh đó, thành phần đường này cũng có sẵn trong một số sản phẩm như mật ong và nước hoa quả. WHO cũng chỉ ra rằng phần lớn thành phần đường "tự do" mà chúng ta tiêu thụ ngày nay "ẩn náu" trong các loại thực phẩm chế biến mà thông thường không được xem là đồ ngọt, chẳng hạn như nước xốt cà chua. Trong một thìa xúp sốt cà chua chứa đúng một thìa cà phê đường.
Tuy nhiên, trong các khuyến cáo của mình, WHO không đề cập tới thành phần đường có trong các loại hoa quả tươi, rau xanh và sữa do chưa từng có bằng chứng nào cho thấy chúng gây hại tới sức khỏe.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận