* LulzSec, Anonymous và bức thư gửi FBI
Anonymous tuyên bố đã “có” khoảng 1 GB dữ liệu nhạy cảm được NATO đóng dấu mật (NATO restricted). Với nhóm, việc không công khai những tài liệu này là “vô trách nhiệm”.
Những thông tin mà nhóm hacker này đánh cắp chính là những tài liệu về cuộc tham chiến của NATO ở Afghanistan năm 2007, cụ thể là các biên bản làm việc của hệ thống liên lạc tại Joint Communications Control Centre (Trung tâm kiểm soát liên lạc liên quân) của lực lược ISAF (Lực lượng hỗ trợ an ninh quốc tế) đồn trú ở Afghanistan. Nội dung còn gồm cả số liệu chi tiết của những hợp đồng mua bán cùng nhiều thông tin về kỹ thuật.
Dữ liệu nhạy cảm kế tiếp có từ năm 2008 và cũng được đánh dấu “Nato restricted”, bao gồm nhiều đề xuất về đồ án gia công hệ thống viễn thông liên lạc cho lực lượng quân đội của NATO ở Kosovo.
Phóng to |
Dù tổn thất lực lượng nhưng Anonymous vẫn thừa sức tấn công vào các tổ chức lớn - Ảnh: Internet |
Thích thú với “chiến lợi phẩm” của mình, Anonymous viết trên Twitter: “Vâng, website của NATO đã bị đục thủng. Và hiện tại chúng tôi có trong tay rất nhiều tài liệu hạn chế phổ biến. Hãy đợi để thưởng thức những tài liệu thú vị này trong những ngày tiếp theo”.
Trả lời phỏng vấn trên tời Guardian, một phát ngôn viên của NATO cực lực lên án bất kỳ sự rò rỉ thông tin nào có khả năng đe dọa đến những đồng minh, lực lượng vũ trang và công dân trong khối NATO.
Như vậy, dù có khá nhiều thành viên bị bắt giữ nhưng Anonymous vẫn thừa khả năng tấn công vào các tổ chức lớn. Điều đó cho thấy tuyên bố của nhóm tin tặc này vẫn đúng cho đến thời điểm hiện tại: “Chúng tôi là vô số!”.
LulzSec, Anonymous và bức thư gửi FBI
Sau vụ liên minh cảnh sát Anh - Mỹ - Hà Lan vây ráp bắt giữ 14 thành viên của LulzSec và Anonymous, hai nhóm tin tặc khét tiếng đã gửi đến FBI một thông điệp: “Chúng tôi không sợ hãi nữa, các anh có thể bắt người nhưng không thể bỏ tù một lý tưởng!”.
Bức thư này được những thành viên LulzSec và Anonymous còn sót lại sau mẻ lưới của FBI, cảnh sát Anh và giới chức Hà Lan công khai trên trang PasteBin. Đây cũng chính là đòn đáp trả cho bản báo cáo của Steve Chabinsky - phó trợ lý giám đốc của FBI - về vụ bắt giữ 14 thành viên của LulzSec và Anonymous.
Phóng to |
Cảnh sát có thể bắt người, nhưng không thể ngăn chặn được phong trào AntiSec - Ảnh: Internet |
(*) AntiSec là một chiến dịch được khởi xướng vào tuần trước bởi LulzSec, nhóm hacker đã tấn công vào các hệ thống trực tuyến của những cơ quan chính phủ và các liên hiệp tổ chức như Cơ quan phòng chống tội phạm có tổ chức nghiêm trọng của Anh (SCOA) hay InfraGard, một tổ chức thành viên của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI). |
Mỉa mai về cụm từ “hành vi trái pháp luật” mà Steve Chabinsky đưa ra, tác giả bức thư cho rằng những điều mà LulzSec, Anonymous và các nhóm tin tặc dưới cờ AntiSec (*) đã làm là “không chấp nhận được với những chính quyền lừa dối công dân và sợ hãi việc lan truyền tiếng xấu”. Đại diện của LulzSec và Anonymous cũng tuyên bố sẽ tiếp tục “đột nhập vào trang web của họ (các tổ chức, chính phủ trong tầm ngắm của hai nhóm tin tặc) và vạch trần tất cả những lời dối trá”.
LulzSec và Anonymous cũng bất bình với Steve Chabinsky khi vị lãnh đạo này này tuyên bố ngăn chặn sự chuyển đổi của thế giới World Wide Web thành Wild Wild West (tạm dịch: Miền Viễn Tây hoang dã). Tác giả bức thư vặn vẹo: “Chẳng ai (ám chỉ giới hacktivist) hành xử giống như kẻ ngoài vòng pháp luật cả! Các ngài thấy đấy, người ta sẽ không hành động như những tên cướp nếu như không có lý do riêng của họ. Chúng tôi trở thành những kẻ cướp trên Internet cũng chỉ vì các ngài đã buộc tay chúng tôi lại mà thôi”.
Cuối thư là một lời thách thức quá đỗi quen thuộc đúng với phong cách của giới tin tặc dành cho kẻ thù của mình: “Hãy chờ xem!”.
Phóng to |
Lời nhắn nhủ của Anonymous "Hãy chờ xem!" |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận