13/11/2007 08:09 GMT+7

Vững tin lên những bàn chân

Trích phát biểu của ông Huỳnh Sơn Phước, phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ
Trích phát biểu của ông Huỳnh Sơn Phước, phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ

TT - Tối 12-11, tại Nhà hát TP.HCM đã diễn ra lễ trao học bổng "Tiếp sức đến trường" 2007 dành cho 120 tân SV các trường ĐH, CĐ trên địa bàn TP.HCM. Những gương mặt nhận học bổng lần này đều có chung niềm vui, niềm hạnh phúc vì được tiếp sức để đến với giảng đường ĐH...

3EC41Ouu.jpgPhóng to
Bạn Trần Thị Nga (ĐH Kinh tế TP.HCM) đang trò chuyện với bạn Vũ Quốc Viễn (ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG TP.HCM) sau lễ trao học bổng.
TT - Tối 12-11, tại Nhà hát TP.HCM đã diễn ra lễ trao học bổng "Tiếp sức đến trường" 2007 dành cho 120 tân SV các trường ĐH, CĐ trên địa bàn TP.HCM. Những gương mặt nhận học bổng lần này đều có chung niềm vui, niềm hạnh phúc vì được tiếp sức để đến với giảng đường ĐH...
Nghe đọc nội dung toàn bài:

Khi cuộc sống kể chuyện

Khi những thước phim được phát, nhiều tân SV trong khán phòng đã không kìm được nước mắt. Hình ảnh người mẹ tật nguyền trên chiếc xe lăn đi bán vé số giữa đêm khuya cùng hình ảnh người con hiếu thảo mang cái tên giản dị Lạc "ổi" càng làm khâm phục đối với những người con hiếu thảo, không đầu hàng số phận. "Từ hồi nhỏ năm cấp I em đã đi bán ổi ở trường, sau đó bán mận, bánh kẹo.

Hôm nay, trước bạn đọc, những người luôn đồng hành với chương trình Tiếp sức đến trường, chúng tôi xin được chia sẻ một mong ước thế này: Nếu những năm tới, thay vì tăng học phí, chúng ta sẽ có được một chính sách giáo dục mới, công ra công, tư ra tư. Theo đó, Bộ GD-ĐT nên chủ trương từng bước giảm nhẹ gánh nặng học phí cho trường công, thì chắc chắn số lượng học sinh cần đến chương trình Tiếp sức đến trường sẽ không tăng. Trong khi đó toàn xã hội vẫn tiếp tục sẵn lòng tiếp sức cho các bạn trẻ đến trường. Và như thế, có thể nói rằng chương trình Tiếp sức đến trường sẽ là niềm tin, là chỗ dựa của những bạn trẻ trong những gia đình nghèo khó: bất cứ hoàn cảnh nào, nếu đã đậu ĐH, bạn cũng sẽ được tiếp sức để vào trường. Chúng ta sẽ không để bất cứ một bạn trẻ nào, vì thiếu tiền mà phải từ bỏ ước mơ về con đường ĐH...

Đến lớp 5 mua được xe đạp. Có xe đạp em đi bán cà rem, bán cà rem một vốn bốn lời, mỗi buổi được 5.000-6.000 đồng nữa. Đến lớp 8 em không bán cà rem nữa mà đi bán vé số, mỗi ngày được 20.000 đồng. Hè năm lớp 9 em đi phụ hồ, đến mùa gặt lúa thuê” - lời tâm sự của Lạc "ổi" khiến MC Quỳnh Hoa cũng nói vui nhưng đầy khâm phục: "Nếu em đi xin việc, chắc danh sách kinh nghiệm của em sẽ dài". Còn Lạc thì lại chảy nước mắt: "Em sẽ dành tất cả những gì em có cho mẹ, sẽ cố gắng học tập để trưởng thành cho cuộc sống của mẹ ổn định hơn".

Và đi lên

Cuộc giao lưu với TS Lê Hùng Tiến - giảng viên Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) - cũng làm nhiều bạn trẻ như có thêm nguồn lực mới tiếp sức cho mình. Bởi vì người giảng viên bây giờ chính là một tân SV nghèo ngày nào làm bất cứ các công việc gì miễn là chính đáng như phụ hồ, bán vé số, bán cà rem... để được đi học tiếp. TS Tiến tâm sự: "Nhận học bổng 22.000 đồng/tháng, và với tôi con đường học vấn mới thay đổi được cuộc đời mình. Nhìn các em, tôi thấy hình ảnh ngày xưa của tôi gian khổ khó khăn như các em, tôi thấy học bổng này là cơ hội cho các em thực hiện được ước mơ của mình".

Rồi Văn Bá Trọng (SV Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM) từng được nhận học bổng năm 2006 cũng chính là nguồn động viên mới. Khi mới 3 tuổi Trọng đã mồ côi mẹ, ngày thi tuyển sinh ĐH môn cuối cũng là lúc Trọng nhận được tin ba qua đời. "Nếu không có học bổng có thể khoảng cách vào ĐH của em ngày càng xa, vì khi đậu cũng là lúc em mừng mà buồn vì không biết lấy tiền đâu để nhập học" - Trọng tâm sự. Sau này khi được một mạnh thường quân tặng học bổng cho bốn năm còn lại, Trọng từ chối vì đã xoay xở và lo được cho việc học của mình: "Em nghĩ rằng bằng tinh thần và nghị lực của mình, em sẽ tự lo được cho cuộc sống, và có nhiều bạn cần học bổng hơn nên em nhường lại cho các bạn".

3Q0cBIry.jpgPhóng to
Các bạn SV nhận học bổng cùng hòa nhịp bài hát Gửi hoa đến trường do nhạc sĩ Trần Quế Sơn viết tặng riêng chương trình - Ảnh: T.T.D
* Đến tham dự buổi lễ có bà Nguyễn Thị Thu Hà - phó chủ tịch UBND TP.HCM, ông Phan Xuân Biên - trưởng Ban tuyên giáo Thành ủy, ông Đỗ Quốc Anh - vụ trưởng giám đốc văn phòng đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM, ông Phan Thanh Bình - giám đốc ĐHQG TP.HCM, cùng đông đảo các nhà tài trợ, các câu lạc bộ tiếp sức đến trường các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi...

Qua năm năm tổ chức chương trình (2003-2007), bạn đọc đã góp gần 5 tỉ đồng để giúp hơn 1.500 bạn trẻ thực hiện được ước mơ đến với giảng đường đại học. Riêng năm 2007, đông đảo bạn đọc, các nhà hảo tâm, Câu lạc bộ Doanh nghiệp Quảng Trị, câu lạc bộ Tiếp sức đến trường của các doanh nghiệp Quảng Nam, các thân hữu Quảng Ngãi (thông qua Hội đồng hương Quảng Ngãi và báo Giáo Dục TP.HCM), khách sạn Duxton... đã đóng góp hơn 2,8 tỉ đồng để tiếp sức cho trên 750 bạn vào trường đại học.

* Nối lại ước mơ

Nguyễn Vĩ Phụng quê Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc), học quản trị kinh doanh Trường cao đẳng Kinh tế TP.HCM. Năm 2006 Phụng đậu ĐH nhưng những đồng lương làm thợ hồ của ba không đủ cho em nhập trường, em đành gác lại giấc mơ đại học, đi làm thêm ở Bình Dương để kiếm tiền ôn thi và nuôi giấc mơ đến giảng đường.

Năm 2007 đậu một lúc ba trường: ĐH Hùng Vương, ĐH Mở TP.HCM và CĐ Kinh tế TP.HCM nhưng Phụng quyết định học CĐ Kinh tế ngành quản trị kinh doanh vì học phí ít nhất và nhanh ra trường. Ngày trước gia đình Phụng cũng có của ăn của để nhưng mẹ bị bệnh bại não nên bao nhiêu tiền đổ vào bệnh viện, cha bán hết tài sản về sống trong gian nhà nhỏ hơn, ngày ngày đi làm thợ hồ nuôi năm anh em cũng không cứu được mẹ. Mẹ mất, tài sản tiêu tán, ba anh chị đầu lập gia đình nhưng cũng khó khăn, không giúp được gì nhiều.

Năm 2006 do không biết chương trình "Tiếp sức đến trường" của báo Tuổi Trẻ nên Phụng đành bỏ lỡ một năm. Năm nay đọc báo biết được chương trình nên em viết đơn và được nhận học bổng.

* Niềm vui của cha và con

Khuôn mặt còn rất trẻ con của Lê Trần Tiến, sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, là một trong những tâm điểm chú ý của nhiều người. Để có mặt tại buổi lễ trao học bổng này, từ chiều Tiến và cha đã cho heo ăn thật sớm để đi cho kịp giờ. Từ 16 giờ, hai cha con đã cút kít trên chiếc xe đạp vượt hơn 20km để đi nhận học bổng.

Ngồi cùng con trong nhà hát, ông Lê Xuân Đạt (cha Tiến) tâm sự: "Mấy đêm nay có đêm nào tui ngủ trọn vẹn đâu. Nghe nó nói sắp nhận học bổng của báo Tuổi Trẻ, dù chưa biết là bao nhiêu nhưng tôi mừng và hạnh phúc lắm. Từ hồi trưa, tui với nó cho heo ăn thật sớm rồi đi chứ sợ trễ". Còn Tiến thì chia sẻ: "Từ lúc nghe tin được nhận học bổng có đêm nào em ngủ được đâu, em mong cho sớm tới ngày để được nhận. Nhận học bổng này em sẽ đóng học phí vì đến giờ ba mẹ em vẫn chưa có tiền để em đóng học phí”..

Trích phát biểu của ông Huỳnh Sơn Phước, phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên