Chi hàng trăm triệu USD nhập giống“Ăn đong” thị trườngChăn nuôi như “đánh bạc”
Phóng to |
Thu hoạch lúa ở mô hình “cánh đồng mẫu lớn” với sự đầu tư liên kết sản xuất giữa Công ty BVTV An Giang với nông dân xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành, An Giang - Ảnh: ĐỨC VỊNH |
Phóng to |
Tỉ trọng đầu tư toàn xã hội cho nông nghiệp của nước ta cũng rất thấp so với nhiều nước Asean. Sự đầu tư ít ỏi đó đã hạn chế đáng kể hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
* Thưa ông, đầu tư đã ít ỏi nhưng hiệu quả đầu tư trên thực tế thế nào?
- Mặc dù đầu tư ít ỏi nhưng vẫn lãng phí. Chúng ta tập trung đầu tư vào thủy lợi với những công trình lớn phục vụ tưới tiêu chủ yếu cho trồng lúa, ít chú ý phát triển thủy lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản, nghề muối hay một số cây trồng, vật nuôi có lợi thế khác. Cũng ít chú ý đầu tư bảo dưỡng duy tu để khai thác tốt nguồn nước. Nếu giảm bớt đầu tư cho các công trình lớn mà tập trung cho các công trình nhỏ thiết thực hơn, để phục vụ và phát triển chăn nuôi, nuôi thủy sản, trồng rau màu... thì chắc chắn hiệu quả sản xuất nông nghiệp sẽ cao hơn.
Thời gian qua chúng ta cũng đầu tư tốt về thủy lợi, tổ chức sản xuất lương thực, phòng chống dịch bệnh... Thế nhưng nhiều mảng khác thì chưa làm được, chẳng hạn như nâng cao trình độ tay nghề nông dân, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm, cơ giới hóa, phát triển khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến. Vì vậy sản xuất nông nghiệp của chúng ta tăng trưởng chủ yếu dựa vào mở rộng diện tích, tăng vụ, sử dụng nhiều vật tư hơn là tập trung cho chất lượng và sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng. Do đó giá trị lợi nhuận từ sản xuất nông nghiệp chưa cao, sản phẩm thiếu tính cạnh tranh.
Có thể nói đầu tư của chúng ta không đúng mục tiêu trọng tâm, kết cấu không hợp lý. Với vốn đầu tư vốn đã ít ỏi, chưa tương xứng với tiềm năng để phát huy lợi thế thì cách đầu tư của chúng ta cũng kém hiệu quả, từ đó sản xuất nông thủy sản chúng ta phát triển thiếu bền vững, tính cạnh tranh sản phẩm thấp. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng rớt giá, nông dân thua lỗ.
* Như vậy, theo ông, cần cân đối trong đầu tư nông nghiệp như thế nào để phát huy thế mạnh ngành này?
- Trước hết Nhà nước cần tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp. Nhưng cũng không thể chỉ trông cậy vào đầu tư của Nhà nước, mà cần nhiều nguồn lực đầu tư khác nhau.
Thời gian qua việc thu hút đầu tư vào nông thôn, nông nghiệp còn hạn chế. Ngay cả cư dân, thành phần kinh tế ở nông thôn cũng không tham gia đầu tư ở đấy. Khi tích lũy được vốn họ đem đầu tư ở thành thị, mua đất đai, chuyển về định cư ở thành phố. Đó là điều nghịch lý. Vấn đề ở đây là cần thêm cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư vào nông nghiệp, tạo kênh thu hút vốn đầu tư vào nông thôn.
* Nhưng cách nào để thu hút đầu tư vào nông thôn?
- Nông thôn có cơ sở hạ tầng yếu kém. Cải thiện được điều này, đồng thời tạo môi trường thuận lợi, giảm thiểu mức độ rủi ro trong sản xuất nông nghiệp thì sẽ khuyến khích nhiều thành phần đầu tư. Nhiều tập đoàn xuyên quốc gia, doanh nghiệp lớn đã vào làm ăn ở Việt Nam, họ sẵn sàng đầu tư vào nông nghiệp khi điều kiện thuận lợi.
Chúng ta tuy nghèo nhưng không phải không có cách làm. Thí dụ, chúng ta đầu tư phát triển giao thông nông thôn, quy hoạch chọn ra những khu vực trọng điểm rồi tập trung đầu tư đầy đủ những điều kiện nói trên và các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp. Những khu vực trọng điểm này sẽ thu hút những đầu tư quan trọng vào đây, để làm tiền đề và tạo hiệu ứng lan tỏa thu hút các hoạt động đầu tư khác. Nếu làm tổng thể trên diện rộng thì không thể, nhưng làm từng khu vực như thế thì tôi nghĩ sẽ thực hiện được.
Kinh phí nghiên cứu: nơi thừa, chỗ thiếu Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu, viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam, cho biết ông rất đồng tình quan điểm của Tuổi Trẻ trong tuyến bài “Đầu tư lệch pha trong nông nghiệp”. Ông dẫn chứng hàng loạt bất hợp lý mà viện đã và đang gặp phải. Ông nói: “Hiện nay nhiều nghiên cứu khoa học muốn thực hiện nhưng không làm được vì thiếu kinh phí. Các nhà khoa học đề xuất đề tài rất nhiều nhưng qua thẩm định, đánh giá, cân đối kinh phí, đấu thầu... thì chẳng còn bao nhiêu đề tài được triển khai. Tuy vậy, một số đề tài sau khi nghiên cứu xong, tạo ra các tiến bộ kỹ thuật lại không có kinh phí để làm các mô hình trình diễn. Thậm chí công trình đó còn có một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn cũng không xin được kinh phí. Do đó hiện có một số công trình nghiên cứu xong phải xếp ngăn tủ. Một số vấn đề dù biết đã chậm, lạc hậu hơn so với Thái Lan, Trung Quốc như sản xuất theo phương pháp hữu cơ chuối, khóm, thanh long chẳng hạn, Viện Cây ăn quả miền Nam cũng phải chờ cấp trên phê duyệt kinh phí rồi mới được làm. Rồi nghiên cứu về bảo quản nông sản, chế biến... cũng rất ít kinh phí. Trong khi đó theo tôi được biết, hằng năm kinh phí nghiên cứu khoa học ở các sở khoa học công nghệ cấp tỉnh còn dư phải trả lại cho ngân sách. Thật là tiếc! Một điều mà nhiều anh chị em làm công tác nghiên cứu khoa học thường tâm tư là đồng lương hiện nay quá thấp. Một tiến sĩ học ở nước ngoài, có thâm niên hơn chục năm làm việc, có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị nhưng chỉ lĩnh lương 4-5 triệu đồng/tháng. Trong khi đó một nhà khoa học trên lĩnh vực cây ăn quả ở Thái Lan lĩnh lương 2.000-3.000 USD/tháng. |
Ông PHẠM VĂN DƯ (phó cục trưởng Cục Trồng trọt - Bộ NN&PTNT): “Mày mò làm nông nghiệp công nghệ cao” Chúng ta chỉ mới đang ở giai đoạn đầu, mày mò làm nông nghiệp công nghệ cao. Hiện chỉ mới có một số mô hình trồng rau, nấm linh chi, hoa lan... ở Hải Phòng, Lâm Đồng và TP.HCM. Còn tại vương quốc trái cây ĐBSCL hiện chưa có mô hình nào. Nền nông nghiệp công nghệ cao là mục tiêu chúng ta đang hướng đến, nhưng không thể nói là làm ngay được. Nó đòi hỏi rất nhiều thứ, đặc biệt là vốn đầu tư và thị trường tiêu thụ. Còn trình độ kỹ thuật, nghiên cứu để làm ra giống phù hợp với khí hậu VN hoặc tạo ra môi trường khí hậu, ánh sáng phù hợp cho cây trồng công nghệ cao thì không lo. Israel rất nổi tiếng trên lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. VN đã cử nhiều cán bộ sang đó học. Thế nhưng chúng ta không làm như họ vì hiện tại VN nhiều đất sản xuất nông nghiệp, có tiềm năng sản xuất bình thường mà vẫn tạo ra sản lượng lớn đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Hướng chúng ta đang đi là tập trung quy hoạch vùng chuyên canh để áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến, an toàn (Global GAP, Viet GAP) để tăng năng suất, chất lượng, an toàn cho sức khỏe và môi trường. Bên cạnh đó là xây dựng nhiều nhà máy chế biến, bảo quản và thị trường tiêu thụ loại sản phẩm này thì đã được coi là sản xuất nông nghiệp kỹ thuật cao rồi. Tôi lấy ví dụ các tỉnh ĐBSCL đang thành công với mô hình cánh đồng mẫu lớn. Các cánh đồng này được xem là vùng chuyên canh với hàng trăm, hàng ngàn hecta, chỉ sản xuất 1-2 giống chất lượng cao, cùng gieo sạ, chăm sóc, thu hoạch cùng ngày bằng cơ giới. Sau đó được sấy khô đạt độ ẩm quy định, xay xát, chế biến và bảo quản ngay tại chỗ. Chất lượng lúa gạo trong cánh đồng mẫu lớn rất cao, đặc biệt đạt tiêu chuẩn sạch, an toàn đảm bảo yêu cầu xuất khẩu. Nhưng cũng có khó khăn khi nhân rộng mô hình nông nghiệp công nghệ cao. Sản xuất công nghệ cao đòi hỏi vốn đầu tư lớn, sản phẩm làm ra giá thành rất cao nên khó bán đại trà mà chủ yếu xuất khẩu. Nếu có thị trường thì không có vấn đề gì, còn nếu không có thị trường tiêu thụ thì sản xuất ra bán cho ai? Đó là điều doanh nghiệp và cá nhân muốn đầu tư phải cân nhắc. Ngoài ra, sản xuất bằng công nghệ cao sẽ cho năng suất gấp 10 lần, thậm chí nhiều hơn. Khi đó sản lượng sản xuất ra rất lớn, bài toán tiêu thụ sẽ khó giải quyết hơn. Hiện nay sản xuất bình thường mà nhiều khi lúa gạo, trái cây... còn tồn đọng bán không được thì việc đặt ra yêu cầu sản xuất công nghệ cao là chưa cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Công nghệ, kỹ thuật tiên tiến của thế giới có sẵn, có tiền là mua được. Sau đó chuyên gia của VN sẽ tiếp tục nghiên cứu làm cho nó phù hợp với điều kiện khí hậu của mình rồi đưa ra trồng. Đội ngũ chuyên gia, kỹ sư, thậm chí nông dân giỏi của VN rất nhiều, không lo làm không được. Cái khó là vốn đầu tư lớn thì đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách hỗ trợ cụ thể mới có nhiều người dám làm. Và quan trọng là phải tìm thị trường, xác định đầu ra rõ ràng rồi mới bắt tay trồng. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận