Theo Sở Giao thông vận tải TP HCM, TP đã ứng dụng ITS chủ yếu vào xây dựng hệ thống camera ở các giao lộ, quản lý phương tiện giao thông, cung cấp thông tin, hướng dẫn các về các tuyến đường giao thông qua các kênh như điện thoại, nhắn tin, truy cập mạng internet, bảng quang báo điện tử.
Thế nhưng, đến nay TP vẫn chưa có một nghiên cứu tổng thể nào về định hướng phát triển ITS tại TP.
Theo ông Nguyễn Văn Ích - vụ trưởng vụ Khoa học công nghệ - Bộ Giao thông vận tải: Bộ chuẩn bị đầu tư các dự án tích hợp ITS trên quốc lộ 3 mới và khu vực miền Bắc, dự kiến đầu tư 2.045 tỷ đồng vốn vay ODA Nhật; Dự án phát trển hệ thống kiểm soát giao thông trên các đoạn đường cao tốc do Tổng công ty đầu tư phạt triển đường cao tốc VN đang triển khai; Dự án xây dựng hệ thống quản lý điều hành đường cao tốc TP HCM-Trung Lương (TP HCM-Long An-Tiền Giang) do Tổng công ty đầu tư phát triển và quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long đang đầu tư 34,7 triệu USD từ nguồn vốn vay của Chính phủ Hàn Quốc.
Các nhà khoa học quốc tế đề nghị VN cần đẩy mạnh phát triển ITS nhằm giảm thiệt hại về ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường… Đồng thời, cảnh báo VN về việc xây dựng hệ thống ITS theo các tiêu chuẩn khác nhau, khác biệt về công nghệ sẽ bị phụ thuộc một vài đơn vị sản xuất, giảm tính cạnh tranh. Do đó cần có một kiến trúc ITS cụ thể để phát triển kiến trúc ITS quốc gia.
Giáo sư, tiến sĩ Lê Hùng Lân - phó viện trưởng, viện Ứng dụng công nghệ- Bộ Khoa học và công nghệ đề xuất ưu tiên áp dụng ITS vào lĩnh vực hệ thống thông tin, kiểm soát giao thông, kiểm soát xe tải nặng, hỗ trợ đỗ xe…Nghiên cứu giải quyết các bài toàn nổi cộm của thực tế như thiết bị giám sát hành trình, hỗ trợ lái xe khách an toàn. Đồng thời đề nghị nhà nước cần thành lập ban chỉ đạo quốc gia về ITS gồm nhiều bộ, ngành tham gia.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận