![]() |
Kiatisak (x) được công kênh ở phố núi sau khi đưa Hoàng Anh Gia Lai đoạt cúp vô địch V-League 2003 - Ảnh tư liệu của Kiatisak |
Kỳ 1: Thời thơ ấu Kỳ 2: Đường vào đội tuyển quốc gia Kỳ 3: Nỗi thất vọng ở Hudderfield Town Kỳ 4: Tôi chỉ là cầu thủ bình thường Kỳ 5: Những người phụ nữ trong đời
Thấm thoắt đã năm năm
Ông Đoàn Nguyên Đức là một người rất giản dị. Tôi còn nhớ ngày tôi ký hợp đồng với ông ấy, có nhà báo Thái Lan hỏi tôi: "Ai là chủ tịch CLB?", tôi trả lời: "Ông ấy" và chỉ tay về ông Đức đang ngồi ở đó. Như chưa tin, nhà báo lại hỏi tôi một lần nữa và nói: "Sao chủ tịch CLB lại mặc đồ đơn giản giống người lái taxi vậy? Lại thêm để râu nữa, chẳng giống người giàu có chút nào". Tôi trả lời: “Ông ấy thích ăn mặc đơn giản, người có tính cách thẳng thắn, người nhỏ nhưng gan lớn, quyết định việc gì rất nhanh, tôi rất thích như vậy”. |
Lúc đó tôi đã tính chuyện cưới Ple với hi vọng sẽ có cuộc sống bình thường của hai vợ chồng với những đứa con xinh xắn. Trong ngày cưới của tôi (14-2-2002), ông Đức cũng qua tham dự và tặng quà cho tôi, gửi lời mời trực tiếp muốn tôi qua VN thi đấu bốn tháng xem sao.
Nói thật là lần đầu gặp ông Đức, tôi có cảm giác rất tin tưởng ông ấy nên đã trả lời đồng ý, dù tôi không biết CLB Hoàng Anh Gia Lai nằm ở đâu, đá ở hạng nào... Nhưng tôi vẫn đồng ý vì nghĩ mình chỉ đi bốn tháng. Sau đám cưới, tôi ký hợp đồng qua thi đấu ở VN.
Tôi lên đường cùng Chukiat. Sau một giờ bay, tôi đặt chân tới Sài Gòn. Tôi rất ngạc nhiên khi nhận được sự đón tiếp rất đông của người hâm mộ và báo chí, nhưng CLB mà tôi sẽ thi đấu không ở đây. Tôi ngủ lại Sài Gòn một đêm, sáng hôm sau bay đi Gia Lai. Khi máy bay đáp, tôi hơi thất vọng vì thấy nhà ga ở đây rất cũ, và không hiểu sao có rất đông người ở đó làm gì. Khi được biết họ ra đón mình, tôi thật sự cảm động vì chưa bao giờ mình được đón tiếp nồng nhiệt như thế ở nước ngoài cả.
Tiếng người hâm mộ gọi tên Kiatisak rất lớn, cờ phướn rất nhiều, xe Jeep không mui đón tôi và Chukiat đi diễu hành quanh Pleiku, gần 3.000 xe máy theo sau tạo thành một dòng người rất đông. Họ đón tôi giống như họ đón một người đã đem huy chương vàng quốc tế về cho họ vậy đó.
Thời tiết Gia Lai thật mát mẻ. Sân tập và nơi ở của cả đội tọa lạc trong khu rừng cao su, cách trung tâm Pleiku 15km. Tôi vốn rất thích yên lặng, không thích nhiều người, ngoại trừ khi thi đấu. Nhiều người hỏi rằng làm sao tôi ở Gia Lai được, một tỉnh nhỏ miền cao, không có nhiều khu vui chơi giải trí, không giống như ở Hà Nội, TP.HCM có rất nhiều xe, quán cà phê lớn, nhiều loại hình giải trí...
Nhưng ở đây rất phù hợp với việc tập luyện, thi đấu. Mỗi sáng, mở mắt ra là ăn sáng, tập luyện, ăn trưa, ngủ, tập luyện, ăn tối và ngủ. Năm đầu tiên ở Gia Lai hơi buồn, các đồng đội trong CLB cũng cố gắng bắt chuyện với tôi, không thể nói bằng lời được nên phải dùng tay. Mỗi ngày, sau khi tập xong, tôi đều nhờ các cầu thủ dạy tiếng Việt cho tôi, nhờ đó tiếng Việt của tôi ngày càng khá hơn.
Thấm thoát vậy mà tôi đã sống ở VN được năm năm. Tôi có rất nhiều bạn bè, cuộc sống rất vui vẻ ở đây. Có rất nhiều hạnh phúc khi tôi sống ở quê hương thứ hai của tôi. Tôi chưa khi nào nghĩ mình có thể sống xa nhà để đá bóng tại VN đến năm năm và tôi cũng chưa bao giờ ở nước ngoài lâu đến như vậy. Tôi sẽ giữ mãi tình cảm ấy trong lòng mình.
Những trận đấu khó quên ở VN
![]() |
Kiatisak nhận kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp TDTT VN" tại trận đấu chia tay "Thế hệ vàng" do Tuổi Trẻ tổ chức - Ảnh: SĨ HUYÊN |
Nhưng đáng nhớ nhất là trận đấu cuối cùng của mùa giải 2002 - 2003 trên sân Thiên Trường, khi ấy Hoàng Anh Gia Lai đã đoạt chức vô địch trước một vòng đấu. Trận đấu này không có ý nghĩa đối với Hoàng Anh Gia Lai nhưng lại rất có ý nghĩa đối với đội Nam Định.
Lúc ấy sân Thiên Trường chưa xây dựng xong, nhưng có đến 40.000 khán giả đến sân. Khi hai đội đang khởi động trong sân, khán giả tràn xuống sân để đi qua khán đài A.
Ai cũng ngỡ ngàng, các cầu thủ cũng không thể hiểu được. Khi tôi ghi bàn giúp Hoàng Anh Gia Lai dẫn trước 1-0 thì bao nhiêu là đá, chai nước được ném xuống sân, ném vào ban huấn luyện. Chúng tôi đã thua ngược trận ấy 2-3 và đã có không ít người lên tiếng phê bình chúng tôi. Nhưng quả thật là khó mà thi đấu tốt được trong bối cảnh hỗn loạn trên sân như lúc ấy.
Một trận đấu để đời cho tôi khi thi đấu ở VN là trận đấu chia tay “thế hệ vàng” bóng đá VN do báo Tuổi Trẻ tổ chức. Tôi có nhiệm vụ gom các cựu tuyển thủ Thái thế hệ Dream Team qua thi đấu giao hữu một trận trên sân Thống Nhất. Gần như có đầy đủ tên tuổi của hai đội Việt - Thái một thời: Lê Huỳnh Đức, Hồng Sơn, Hữu Thắng, Quốc Cường... cho đến các danh thủ thế hệ Dream Team Thái Lan như Natipong, Thawatchai, Tawan, Dusit…
Được gặp lại nhau, chúng tôi mỗi người một cảm xúc, thật nghẹn ngào khi gặp lại nhau đông đủ như vậy. Hai đội thi đấu với sự chứng kiến của hơn 20.000 khán giả. Trận đấu diễn ra trong tình hữu nghị anh em nhưng cũng không thiếu những pha bóng đẹp, tôi hi vọng chúng tôi sẽ gặp lại nhau thêm một lần nữa và lần tới là ở Thái Lan.
Trong trận đấu chia tay "thế hệ vàng", các cầu thủ VN được nhận kỷ niệm chương vì sự nghiệp bóng đá của Ủy ban TDTT, tôi cũng vinh dự nhận được kỷ niệm chương của Ủy ban TDTT cho những đóng góp của mình vào nền bóng đá VN. Tôi cảm thấy rất vinh dự về điều này, đó là nguồn động viên vô bờ cho tôi trong sự nghiệp đá bóng của mình. Tôi hi vọng sau này tôi sẽ có cơ hội giúp sức nhỏ của mình vào nền bóng đá VN nhiều hơn nữa, tôi mong bóng đá VN ngày càng phát triển hơn, tiến xa hơn đến tầm khu vực và thế giới. Tôi hi vọng như vậy!
------------------
Trọng tài Võ Minh Trí: “Khó mà phạt thẻ đỏ Kiatisak”.Bầu Đức: “Một con người biết hòa đồng”.Tiền đạo Lê Huỳnh Đức: “Một đối thủ dễ mến”...
Kỳ tới:Kiatisak - cầu thủ đáng yêu
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận