Phần cài đặt
Tôi hỏi tiếp vậy thì bác Tuấn cho biết nhóm Vietkey đã có chỉnh sửa gói nào trong Vietkey Linux, bác Tuấn trả lời là phần cài đặt (chú thích: phần cài đặt dùng anaconda). Vậy Vietkey Linux làm gì với anaconda?
|
Và chắc mọi người cũng hiểu chỉ thư mục "vi" là có chữ Vietkey còn những chỗ khác sẽ thấy chữ Red Hat. Trong pixmaps mở ra xem thì sẽ thấy các hình giới thiệu, quảng cáo quá trình cài đặt của Vietkey Linux trong đó. Dĩ nhiên các hình cũng đã được "Việt hóa" (nói nôm na vậy chưa chính xác vì Vietkey không phải Việt hóa mà design lại hình ảnh luôn, có thêm nhiều hình ảnh giới thiệu Vietkey trong quá trình cài đặt.
Thêm nữa, nếu ai có hứng thứ xem kĩ hơn thì xem nốt trong /usr/lib/anaconda/*, kiếm một cái python decompiler và kiếm cái CD Red Hat để so sánh nhé.
Một chú thích cuối cùng là phần installer của một distro không chỉ có mỗi phần anaconda. Cái tôi đưa ra mới chỉ là bước cài đặt thứ 2 stage2.img. Còn mất cái hdstg1.img (stage1, dùng khi cài đặt từ đĩa), netstg1.img (stage1, dùng khi cài đặt qua mạng của Red Hat, Vietkey Linux hỗ trợ cài đặt qua Internet ? ) thì còn nguyên các dấu vết của Red Hat 9.
Cấu trúc cơ bản trong Vietkey Linux
Lại trích câu nói của bác Tuấn nhóm Vietkey đăng trên báo Tuổi Trẻ "Lại nói về ngôi nhà hệ điều hành, tuy các nhà thiết kế có thể không tự làm ra hoàn toàn các vật liệu xây dựng ngôi nhà, nhưng tác giả sẽ giữ bản quyền bản thiết kế, kiến trúc, hình thể toàn bộ ngôi nhà đó cũng như thương hiệu của chính ngôi nhà."
Phần cấu trúc CD cài đặt, bộ cài đặt đã đề cập ở phần trên. Phần này trừ bản quyền mấy cái "hình vẽ" lúc cài đặt thì chẳng cái gì là bản quyền của VietKey cả. Cấu trúc sắp xếp file hệ thống, các system scripts, các công cụ cấu hình, .. là hoàn dựa trên cấu trúc và công cụ của RedHat (trong bài "Vietkey Linux 3.0 đã sẵn sàng để trên bàn? " của Lê Đình Long cũng đã nêu một số dẫn chứng cụ thể nên tôi cũng không cần phải nêu rõ ra đây). Đồng thời, Vietkey cũng Việt hóa các ứng dụng chính yếu như KDE, Mozilla, bộ công cụ văn phòng OpenOffice. Ngoài phần Việt hóa OpenOffice và Mozilla tôi không rõ nhưng phần việt hóa KDE dựa khá nhiều vào dự án việt hóa KDE-vi. Vietkey cũng đã lên tiếng cám ơn hai thành viên của nhóm gnome-vi và KDE-vi là vuhung và pclouds trên đây.
Tuy nhiên, một điểm lưu ý là chính vuhung trưởng nhóm KDE-vi đã lên tiếng hỏi tại sao tên tuổi của nhóm KDE-vi đều bị xóa ra hết trong Vietkey Linux? (có thể kiểm chứng điều này bằng cách dùng msgunfmt để decompile các file .mo trong gói kde-i18n).
Nói chung, không ai phủ nhận công lao đóng góp và những gì Vietkey đã và đang làm với Vietkey Linux. Ngay từ đầu nếu Vietkey đùng quảng cáo một cách quá đáng, có cái nhìn thoáng hơn và nhìn nhận những thiếu sót trong phiên bản VietKey Linux của mình và sửa đổi, hoàn thiện nó thì sự việc đâu có đến mức như hôm nay.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận