Vietinbank thay đổi nội dung trên web?
Luật sư Lưu Văn Tám, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ngân hàng ACB đã nói như vậy trong phiên tòa xét xử vụ lửa đảo 4.000 tỷ đồng chiều 21-1.
Phóng to |
Bị cáo Huyền Như tại tòa sáng 21-1 - Ảnh: Quang Định |
Cho rằng, trong phần đối đáp, bên ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đã đưa ra đến 18 câu hỏi và các tình tiết mới nhưng không nhận được bất kỳ câu trả lời nào của đại diện Vietinbank và tình tiết mới này cũng không được VKS làm rõ, luật sư Lưu Văn Tám kiến nghị HĐXX phải làm rõ điểm này.
Yêu cầu Vietinbank trả lời 18 câu hỏi
Luật sư Lưu Văn Tám đã kết thúc phần đối đáp với 7 điểm được nêu ra nhằm khẳng định phần lớn những vấn đề mà ông quan tâm và đề nghị làm rõ tại phiên tòa đã không được đáp ứng. Theo đó, luật sư Tám nói: cáo trạng khẳng định Huyền Như đã chiếm đoạt của ACB toàn bộ số tiền gửi là 718,908 tỷ đồng. “Tuy nhiên, trong quá trình tham gia tố tụng, đại diện Vietinbank tìm mọi cách che giấu việc trích tiền thanh toán nợ của Huyền Như, tìm mọi cách chứng minh cho là tiền gửi - tiền vay của ACB không chuyển vào Vietinbank và đổ hết trách nhiệm khi khăng khăng cho rằng Huyền Như đã chiếm đoạt toàn bộ số tiền 718 tỷ đồng trong tài khoản của ACB, còn Vietinbank thì vô can và không trả lời bất kỳ câu hỏi nào trong số 18 câu hỏi chúng tôi đặt ra cho Vietinbank”, luật sư Tám nói.
Tại phần xét hỏi Huyền Như, luật sư Tám khẳng định đã hỏi và đã chứng minh tiền đã vào tài khoản tại Vietinbank và đã được Vietinbank quản lý.
“Chúng tôi cũng đã nhiều lần chứng minh về nguyên tắc, tiền đảm bảo trong tài khoản bao giờ cũng lớn hơn khoản tiền mà Vietinbank đã cho Huyền Như vay, vì vậy nếu cân đối giữa tiền vay và tiền bảo đảm sẽ còn một khoản chênh lệch còn lại trong tài khoản tại Vietinbank”.
Với chứng cứ mới tại phiên tòa ngày 17-1, đề cập đến thư thông báo về số dư trong tài khoản của ông Phạm Công Hoàng (một trong những nhân viên của ACB đã gửi tiền vào Vietinbank và bị cáo buộc là Huyền Như chiếm đoạt toàn bộ), chưa thấy VKS đề cập, xem xét trong phần đối đáp. “Vậy đây là khoản tiền gì, nếu không phải là khoản tiền xuất phát từ một trong 32 hợp đồng vay nhân viên ACB ký với Vietinbank và 32 hợp đồng này vẫn đang được thực hiện bình thường, được Vietinbank quản lý bình thường?” - luật sư Tám đặt câu hỏi.
Và bằng giấy xác nhận số dư này, luật sư Tám khẳng định nó chính là bằng chứng xác định, Huyền Như đã không chiếm đoạt tiền gửi của ACB mà là chiếm đoạt tiền vay của Vietinbank bằng các hợp đồng vay giả, sau đó, Vietinbank mới trích tiền gửi của ACB để thu nợ, bù đắp cho số tiền mà Như đã chiếm đoạt, thậm chí, giá trị tài sản bảo đảm (tức là tiền gửi) cao hơn giá trị khoản vay 1 tỷ đồng (tài sản bảo đảm là tiền gửi trị giá 26 tỷ đồng; khoản vay 25 tỷ đồng). Nhưng khi trích thu để bù đắp cho số tiền bị chiếm đoạt, Vietinbank đã thu luôn cả gần 50 triệu đồng lãi tiền vay, nên số tiền thừa còn lại mới chỉ còn 950,17 triệu đồng.
VietinBank đang muốn chiếm đoạt tiền của ACB?
Luật sư Tám khẳng định, giấy xác nhận này chính là chứng cứ không thể bác bỏ để thấy rằng kết luận của cơ quan điều tra, VKS về số tiền bị chiếm đoạt cho đến thời diểm này là hoàn toàn không chính xác. VKS cho rằng Huyền Như đã chiếm đoạt hết 718 tỷ đồng của ACB. Trong khi đó, người quản lý tiền là Vietinbank lại có xác nhận là chỉ riêng một khách hàng đã còn 950,17 triệu. Chưa tính 16 người còn lại thì đó là những số tiền không nhỏ. Tại sao, VKS không đưa vào kết luận của mình. Vậy thực tế, Huyền Như đang bị oan trong phần quy kết thiệt hại, vì số tiền Huyền Như thực sự chiếm đoạt tại Vietinbank nếu theo tỷ lệ tiền vay bằng 95% tiền bảo đảm, số tiền Huyền Như chiếm đoạt không phải là con số 718 tỷ, mà thấp hơn rất nhiều. Tuy nhiên điều này chưa được VKS chứng minh làm rõ.
Như vậy, một loạt các câu hỏi được đặt ra là ngoài ông Phạm Công Hoàng, các nhân viên khác của ACB, Vietinbank sau khi đã trích tiền gửi của họ để thu nợ thì số tiền gửi của họ còn hay hết? Còn lại là bao nhiêu? Thời điểm trích thu là khi nào? Ai trích thu? Hiện nay được quản lý như thế nào? Ai chịu trách nhiệm quản lý? Ai chi trả lãi suất?
Các vấn đề này cần phải làm rõ tại phiên tòa. Và đây cũng là lý do mà các luật sư đã có văn bản kiến nghị quay lại phần xét hỏi nhưng không được chấp nhận. Nay, chúng tôi một lần nữa đề nghị VKS làm rõ: ngoài khoản tiền này, ACB còn nhiều khoản tiền khác theo các hợp đồng còn lại mà Vietinbank vẫn cố tình giấu nhằm mục đích biển thủ tiền của ACB, nhằm xóa dấu vết trách nhiệm, cần phải được chứng minh làm rõ trong vụ án này.
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Vụ án siêu lừa 4.000 tỉ: Tiền đã vào tài khoản VietinBank?Giới đầu tư nước ngoài quan tâm vụ Huyền Như Ông Nguyễn Bá Thanh tiếp tục dự phiên tòa Huyền NhưXem toàn bộ diễn biến vụ án "siêu lừa" Huyền NhưVụ Huyền Như: 5 luật sư kiến nghị xét hỏi tiếp, HĐXX bác
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận