Thứ 6, ngày 26 tháng 2 năm 2021
Vietjet chậm, hủy chuyến nhiều do bị 'thổi còi' việc phi công bay quá giờ
TTO - Cục Hàng không Việt Nam cho biết như vậy trong báo cáo gửi Bộ Giao thông vận tải về kết quả kiểm tra Vietjet.

Vietjet giải thích do phần mềm phân bay mới khiến hãng đã gặp một số khó khăn trong công tác theo dõi dữ liệu dẫn đến không kiểm soát tốt giới hạn thời gian làm nhiệm vụ bay của phi công - Ảnh: TUẤN PHÙNG
Việc thực hiện dừng bay đối với tất cả các trường hợp phi công đã thực hiện bay đủ giờ hoặc quá giờ quy định dẫn đến tình trạng thiếu phi công theo lịch khai thác gây ra tình trạng chậm, hủy chuyến của Vietjet vừa qua.
Theo cục trưởng Cục Hàng không Đinh Việt Thắng, trong Chương trình đánh giá tối thiểu an toàn hằng năm về việc giám sát giấy chứng nhận người khai thác tàu bay (AOC) đối với Công ty cổ phần Hàng không Vietjet, Cục Hàng không Việt Nam đã kiểm tra thời gian làm nhiệm vụ, thời gian nghỉ ngơi đối với thành viên tổ bay theo quy định tại phần 15 Bộ Quy chế an toàn hàng không lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.
Kết quả cụ thể, nhiều trường hợp phi công của Vietjet không tuân thủ đúng chế độ làm việc, nghỉ ngơi theo quy định, vượt quá quy định về thời gian tối đa phi công được phép làm nhiệm vụ bay trong 28 ngày là 100 giờ bay.
Nguyên nhân ban đầu, theo Vietjet, do trong quá trình chuyển đổi và sử dụng hệ thống phần mềm phân lịch bay mới, Vietjet đã gặp một số khó khăn trong công tác theo dõi dữ liệu dẫn đến không kiểm soát tốt giới hạn thời gian làm nhiệm vụ bay của phi công.
Ngay sau khi phát hiện vụ việc, Cục Hàng không đã quyết liệt chỉ đạo Vietjet thực hiện ngay các giải pháp nhằm thực hiện việc phân lịch bay cho phi công theo quy định về thời gian làm nhiệm vụ bay tại Bộ Quy chế an toàn hàng không lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.
Theo Cục Hàng không, Vietjet đã tuân thủ nghiêm túc chỉ thị của cục và thực hiện dừng bay đối với tất cả các trường hợp phi công đã thực hiện bay đủ giờ hoặc quá giờ quy định.
Việc này dẫn đến tình trạng thiếu phi công để thực hiện các chuyến bay theo lịch khai thác và đã dẫn đến tình trạng chậm, hủy chuyến trên các chuyến bay của Vietjet trong thời gian từ ngày 14-6-2019.
"Cục Hàng không Việt Nam đang tiếp tục phối hợp với Vietjet và mở rộng phạm vi kiểm tra rà soát nhằm xác minh làm rõ các nguyên nhân dẫn đến việc vi phạm trên. Cục Hàng không Việt Nam sẽ tiếp tục báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả sau khi hoàn thành việc kiểm tra", cục trưởng Cục Hàng không báo cáo lên lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải.
Từ ngày 14-6, hàng loạt chuyến bay của Vietjet bị hủy hoặc chậm chuyến kéo dài tại nhiều sân bay khiến hành khách bức xúc. Tình trạng này tiếp diễn ở những ngày sau đó.
Đến ngày 15-6, Vietjet phát thông cáo báo chí cho biết trong hai ngày 14 và 15-6, do ảnh hưởng của việc trễ kế hoạch nhận máy bay mới và nguyên nhân khai thác, một số chuyến bay của Vietjet đã phải điều chỉnh thời gian khởi hành.
Để giảm thiểu tác động của việc này, Vietjet đã khẩn trương điều chỉnh lịch bay, tăng cường thuê thêm máy bay thuê ướt (thuê cả tổ bay), để phục vụ nhu cầu của khách.
Tuy nhiên, do thời gian giao máy bay của nhà sản xuất và đối tác cho thuê ướt tiếp tục trễ nên vẫn làm ảnh hưởng tới hoạt động khai thác của hãng. Một số chuyến bay khác bị ảnh hưởng dây chuyền.
-
TTO - Mỹ đã tiến hành cuộc không kích ở Syria ngày 25-2. Hai nguồn tin nói với Reuters rằng cuộc tấn công nhắm vào một cấu trúc thuộc nhóm dân quân do Iran hậu thuẫn, nhằm phản ứng với các cuộc tấn công rocket nhắm vào phía Mỹ.
-
TTO - Chương trình Cùng Tuổi Trẻ góp vắc xin COVID-19 được phát động trên báo ngày 25-2-2021 tạo thêm một chiếc cầu nối để cộng đồng chung tay góp sức để người Việt Nam có thể được tiêm phòng sớm nhất.
-
TTO - "Không hiểu con có bị ma nhập hay không mà nó lại hành xử như vậy?" - một phụ huynh bàng hoàng thốt lên sau khi kể câu chuyện con mình hành xử với bà ngoại vì bà giằng điện thoại trong tay cháu để cháu tập trung ăn cơm.
-
TTO - Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 25-2 khẳng định hoạt động trên Biển Đông của các quốc gia cần phải đóng góp vào mục tiêu, lợi ích, trách nhiệm, nguyện vọng chung của tất cả các quốc gia và cộng đồng quốc tế.
-
TTO - Từng là thủy thủ, có thời gian 27 năm sống ở Mỹ và có dịp được đi du thuyền, ông Năm Cao về quê Vĩnh Long làm nghề nuôi lươn và bỏ 5 tỉ đồng cả đời tích cóp để xây căn ‘nhà du thuyền’, hiện thực hóa niềm đam mê.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận