Chủ nhật, ngày 28 tháng 2 năm 2021
Vì sao trẻ sơ sinh lại rụng tóc?
TTO - ‘Sữa mẹ kém nên tóc bé rụng', 'thiếu chất, bé mắc bệnh’ chỉ là những quan niệm sai lầm. Theo lý giải khoa học, bé sơ sinh nào cũng sẽ rụng tóc do một loại hormone hình thành ở những tuần cuối thai kỳ.

Ảnh: Shutterstock
Một em bé chào đời luôn mang đến những điều bất ngờ kỳ diệu. Những tuần đầu tiên và tháng của cuộc đời cha mẹ sẽ thấy em bé có những sự thay đổi lớn. Một trong số bất ngờ ấy là sự rụng tóc.
Chỉ trong vài tuần đầu, mái tóc dày mượt và cả những sợi lông trên lưng, mặt, ngực của bé sẽ rụng dần khiến không ít cha mẹ lo lắng.
Sage Timberline, bác sĩ nhi khoa tại Bệnh viện Nhi đồng ở Sacramento (California, Mỹ) cho biết đây là hiện tượng tự nhiên mà tất cả các em bé đều trải qua và không có gì đáng ngại. Tóc bé rụng không phải do sữa mẹ kém hay bé bị bệnh mà là do sự thay đổi nội tiết tố lớn xảy ra trong cơ thể khi bé thay đổi môi trường từ bụng mẹ ra bên ngoài.
Ai cũng sẽ rụng tóc tại một thời điểm nào đó khi sợi tóc đã "già", nhưng do tóc rụng thưa thớt nên ít được chú ý. Riêng trẻ sơ sinh thì số lượng rụng nhiều hơn nên dễ gây hoang mang.
"Trên thực tế, trẻ rụng tóc đơn giản là cơ thể trẻ sơ sinh đang thực hiện sự điều chỉnh lớn đối với cuộc sống bên ngoài tử cung", theo bác sĩ Sage Timberline.
Trong những tuần cuối của thai kỳ, cơ thể em bé bắt đầu sản xuất hormone quan trọng cho sự sống bên ngoài tử cung. Một số hormone giúp các động mạch và tĩnh mạch của em bé phát triển, đảm bảo sự hoạt động của chúng để cung cấp máu đủ cho các cơ quan trong cơ thể sau khi đã ra ngoài.
Hormone cortisol sẽ giúp phổi của trẻ sơ sinh phát triển đầy đủ và khỏe mạnh để bé có thể có những nhịp thở đầu tiên. Hormone này cũng giúp cơ thể em bé tự sản xuất năng lượng và nhiệt.
Ở người trưởng thành, cortisol đóng một vai trò trong một loạt các chức năng sinh lý và điều chỉnh quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Trong lúc cơ thể đang có những thay đổi lớn về nội tiết hay môi trường sống, cortisol giúp điều hướng năng lượng cơ thể tới các hoạt động quan trọng và loại bỏ nhiệm vụ ít quan trọng hơn.
"Trong trường hợp này, sự thay đổi lớn về môi trường sống sẽ kích hoạt sản xuất cortisol trong cơ thể bé, giúp truyền năng lượng cho những thay đổi phát triển quan trọng cho sự sống còn và tránh xa các chức năng không quan trọng, như mọc tóc", bác sĩ Timberline nói.
Theo bác sĩ Timberline, quan niệm "cắt tóc mụ", hay "tóc sữa" để tóc bé nhanh dài và đẹp là không có cơ sở khoa học.
Sau khi sinh, tất cả tóc của em bé vẫn ở trong giai đoạn ổn định cho đến khi có thêm năng lượng. Tóc thường bắt đầu rụng trong khoảng 8 đến 12 tuần tuổi, và bắt đầu mọc trở lại vào khoảng 3 đến 7 tháng. Nhưng phải đến khoảng 2 tuổi, mái tóc mới thực sự dày và đẹp.
Thời gian rụng, mọc tóc và tạo thành kiểu tóc xoăn, thẳng, mượt, màu tóc... phụ thuộc vào một số yếu tố như giới tính, dân tộc, di truyền, điều kiện sinh nở (sinh sớm hay muộn; hoặc mổ lấy thai) và dinh dưỡng của em bé.
-
TTO - Một bé gái 2 tuổi bò qua lan can, rơi từ tầng 12A của tòa chung cư. Rất may mắn, bé gái được một anh làm nghề giao hàng đỡ được.
-
TTO - Làm thuê từ Bình Dương về Sóc Trăng, khi về gần đến nhà, người đàn ông 53 tuổi đột ngột chết trên xe khách.
-
TTO - Chiều 28-2, UBND tỉnh Đồng Tháp họp khẩn cấp thông tin về trường hợp dương tính COVID-19 và triển khai các biện pháp khẩn cấp chống dịch, tạm dừng các hoạt động đông người.
-
TTO - Hàng trăm ý kiến bạn đọc "bay về" Tuổi Trẻ Online sau khi Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong khẳng định: "Đi làm về mỏi mệt còn bị karaoke tra tấn là không chấp nhận được" ngày 26-2.
-
TTO - Bộ phim Hướng dương ngược nắng đang khiến khán giả 'sôi sùng sục', thậm chí đòi bỏ xem phim vì chi tiết nhân vật Châu (Hồng Diễm đảm nhận) bị Vỹ cài bẫy trong tập 33. Người tốt bị trù dập, 'trà xanh' thì trơ trơ.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận