30/03/2012 16:50 GMT+7

Vì sao Trái đất có sự sống?

TRÙNG DƯƠNG (Theo Daily Mail)
TRÙNG DƯƠNG (Theo Daily Mail)

TTO - Các nhà khoa học đã tìm ra câu trả lời cho vấn đề vì sao Trái đất có sự sống. Họ cho rằng tác nhân giúp hình thành protein và đặt nền móng sự sống của Trái đất là do sóng xung kích từ sao chổi bắn vào Trái đất.

SHRCe0iM.jpgPhóng to

Hình ảnh mô tả sao chổi tác động lên Trái đất bằng những sóng xung kích - Ảnh: Daily Mail

Một số thử nghiệm được các nhà khoa học thực hiện trong phòng thì nghiệm cho thấy các axit amino-những tế bào hữu cơ cấu tạo nên protein - có thể tồn tại và sống sót sau những trận xung chấn cực mạnh của sao chổi.

Các chuyên gia cho biết trong giai đoạn này, Trái đất nằm trong tầm ngấm của sao chổi và các thiên thạch. Bằng chứng sống tồn tại cho đến thời điểm này là những hố sâu lồi lõm (miệng núi lửa) trên bề mặt của Mặt trăng.

Nhưng điều đặc biệt, khi sao chổi tác động lên Trái đất, các axit amin được cung cấp nguồn năng lượng cần thiết để liên kết với nhau và tạo ra tế bào protein. Mà protein là nguồn duy nhất cho phép tất cả sinh vật từ vi khuẩn đến con người tồn tại.

Chính vai trò xúc tác của sao chổi đã giải thích được vì sao sự sống lại xuất hiện nhanh chóng trong giai đoạn cuối của thời kỳ Trái đất bị sao chổi bắn phá một cách dữ dội cách đây 3,8 tỉ năm.

Tiến sĩ Jennifer Blank thuộc Trung tâm nghiên cứu Nasa và Trung tâm nghiên cứu Ames ở Moffett Field, California, Mỹ cho biết: “Sao chổi chính là phương tiên chuyên chở lý tưởng để cung cấp nguyên liệu cho sự tiến hóa và kết quả chính là cuộc sống với những chất khởi nguồn sự sống như axit amino, nước và năng lượng”.

TRÙNG DƯƠNG (Theo Daily Mail)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên