Trong đó, nhiều bạn đọc ủng hộ vì cho rằng hầu hết thí sinh không phải là nhà toán học, và đó là cách thi “vừa nhanh gọn vừa đánh giá được bao quát” (X_Linh, phamngan2309@).
Tuy nhiên, bạn đọc Hồng Minh (hongminh.kg@) cho rằng khó áp dụng liền được vì "một học sinh từ lớp 10 chuẩn bị cho việc làm tự luận, lên 12 thì đột ngột thay đổi, làm sao để chuẩn bị cho việc thi được tốt?".
Thi trắc nghiệm dễ lấy điểm 2,5/10
Giải toán là cả một quá trình tư duy logic chứ đâu phải chọn kiểu xác suất. Còn nhớ cậu học trò nào gần đây đã làm xôn xao dư luận khi có môn thi điểm 10, môn lại điểm 0. Trắc nghiệm có thể làm ở một môi trường nào đó là phù hợp, nhưng trên bình diện cả quốc gia thì phải thật thận trọng.
Trắc nghiệm được cái ưu điểm là chấm bài thi nhanh. Nhưng để đánh giá thí sinh một cách toàn diện thì không ổn cho lắm. Nếu với kiểu 4 chọn 1 thì theo xác suất, không học gì cũng được 2,5 điểm (trên thang điểm 10). Và nó cũng không cho thấy rõ khả năng tư duy của thí sinh.
Học toán không chỉ là học công thức, logic
Thi trắc nghiệm sẽ giúp người chấm dễ hơn, học sinh không mất nhiều điểm về câu chữ. Nhưng hại nhiều hơn là lợi.
Bởi toán không chỉ là công thức, logic để chỉ ra đáp án mà thể hiện học sinh đó như thế nào về tính cẩn thận, tư duy, sáng tạo, chăm chỉ.
Tất cả các cuộc thi trên thế giới về toán 95% là tự luận, có nước nào mạnh về toán, kinh tế, IT để cho thi trắc nghiệm kỳ thi quan trọng như vậy?
Là người học, thi, dạy toán, tôi không đồng ý với việc thi trắc nghiệm.
Dạy toán là dạy tư duy, dạy cách phân tích, tổng hợp vấn đề. Trình bày một bài toán tự luận giúp học sinh biết trình bày một vấn đề hệ thống, logic và thuyết phục.
Nếu thi trắc nghiệm, liệu học sinh có chịu khó lắng nghe thầy cô phân tích, suy luận để đi đến kết quả hay chỉ học cách tìm con đường ngắn nhất để đến kết quả mà không cần quan tâm đến tại sao? Kiểu thi sẽ hình thành cách học.
Tôi đề nghị Bộ GD-ĐT cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định, không chỉ vì chấm thi tốn kém, thiếu công bằng. Tôi đồng ý: "Không nên giải quyết bất cập là tiêu cực thi cử bằng một bất cập khác...".
Hầu hết thí sinh không phải là nhà toán học
Trong xu thế hiện nay, kỳ thi đánh giá năng lực mang tính tối ưu hóa, giúp giảm bớt áp lực cho thí sinh.
Tôi ủng hộ thi trắc nghiệm cho đơn giản, gọn nhẹ. Còn để đánh giá vào các chuyên ngành toán học thì có thể xét thêm yếu tố khác. Không thể bắt toàn bộ thí sinh thành nhà toán học được!
Thi trắc nghiệm hay tự luận chỉ là phương thức thi. Nếu học tốt, vững kiến thức thì thi kiểu gì cũng đạt kết quả tốt.
Tùy theo mục đích tính chất kỳ thi mà người ta quyết định phải thi theo phương thức nào.
Thi chọn học sinh giỏi tất nhiên phải là tự luận để học sinh phát huy tính sáng tạo. Nhưng thi tốt nghiệp THPT thì người ta cần khảo sát mặt bằng kiến thức phủ rộng có đạt yêu cầu không thì phương thức trắc nghiệm là tốt nhất.
Các nước tiên tiến người ta đã áp dụng mấy chục năm rồi. Giờ ta còn ngồi bàn. Chắc ăn nên tham khảo các cường quốc trên thế giới.
Thi trắc nghiệm đánh giá được toàn diện
Tại sao không thể thi trắc nghiệm môn toán? Thi trắc nghiệm đòi hỏi thí sinh phải nắm vững kiến thức toàn diện. Quan trọng là người ra đề có hay hay không, học sinh có thể chơi trò may rủi hay không.
Cá nhân tôi, một người phải học phải thi, lại thấy trắc nghiệm lại tốt hơn. Tôi nghĩ có nắm kiến thức tốt, có hiểu vấn đề thì mới làm được trắc nghiệm tốt. Thi là để đánh giá năng lực chứ không phải thi là đánh đố.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận