27/04/2021 19:00 GMT+7

Vì sao nên cho trẻ dùng siro ho cảm khi chớm ho, sổ mũi

P.Q
P.Q

Kệ con tự khỏi, hoặc chặn bệnh bằng cách tự ý mua thuốc kháng sinh khi chớm sổ mũi, húng hắng ho đều là cách xử trí sai của nhiều bố mẹ, dễ khiến bệnh của trẻ chuyển biến nhanh, dễ tái phát và ảnh hưởng tới sự phát triển hệ miễn dịch.

Vì sao nên cho trẻ dùng siro ho cảm khi chớm ho, sổ mũi - Ảnh 1.

Cho trẻ sử dụng siro cam thảo dược khi chớm ho, sổ mũi sẽ giúp bé giảm triệu chứng khó chịu mà không ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch

Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ dễ bị ho, sổ mũi?

Cảm ho là từ dân gian dùng chỉ các chứng ho do cảm - thường liên quan tới yếu tố thời tiết. Trẻ nhỏ rất dễ mắc tình trạng này do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, cơ thể chưa đủ khả năng thích ứng với những thay đổi của môi trường, thời tiết, độ ẩm, nhiệt độ…

Các yếu tố thường xâm nhập trực tiếp và đầu tiên là vào đường hô hấp tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây các viêm nhiễm ở vùng mũi, họng, phế quản, phổi của trẻ. Tùy mức độ viêm nhiễm khác nhau mà biểu hiện các triệu chứng như: sổ mũi, hắt hơi, ho, sốt…

Ho, sổ mũi là "bệnh vặt", có cần xử trí ngay khi mới chớm?

Theo Đông y, viêm nhiễm ban đầu thường nhẹ nhàng với các triệu chứng: ho, hắt hơi, nước mũi. Nếu điều trị không kịp thời thì có tình trạng bệnh trở nên phức tạp hơn: viêm phế quản, viêm phổi, viêm thanh quản…

Theo y học hiện đại, mũi là cửa ngõ của hệ thống hô hấp, khi gặp lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tăng tiết dịch ở niêm mạc mũi, gây tình trạng ngạt mũi, chảy nước mũi trong… 

Các triệu chứng này cần được theo dõi sát sao trong 48 tiếng. Lý do là, bệnh có thể chuyển biến rất nhanh, tùy thể trạng của trẻ cũng như mức độ nguy hiểm của các yếu tố bên ngoài tác động (như điều kiện thời tiết, loại virus…).

Vậy thời điểm nào là tốt nhất để điều trị các triệu chứng cảm ho cho trẻ? Theo các chuyên gia, giải pháp đối với tất cả các bệnh, dù trẻ em hay người lớn: Điều trị càng sớm thì hiệu quả càng cao, nhanh khỏi mà an toàn. 

Ở người khỏe, người đã trưởng thành, khi bị virus, vi khuẩn xâm nhập hoặc thời tiết thay đổi thì cơ thể tự chống đỡ được do các hệ thống thần kinh trung ương, hệ miễn dịch, hệ nội tiết… tự điều chỉnh để thích nghi với môi trường, tiêu diệt vi khuẩn. 

Ở trẻ em, bệnh có thể diễn biến nhanh do hệ thống miễn dịch tự bảo vệ của trẻ còn yếu. Từ vài tiếng ho húng hắng ban đầu có thể dẫn đến viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi, thậm chí ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài của trẻ.

Cách xử trí đúng khi trẻ bị sổ mũi, ho

Theo các chuyên gia nhi khoa, trị sớm cảm ho, sổ mũi khi mới chớm là cần thiết nhưng tuyệt đối không "chặn" bệnh bằng cách tự ý mua thuốc ho, kháng sinh về cho con dùng vì có thể vừa không hiệu quả, vừa dễ khiến trẻ gặp nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Trong vốn y học cổ truyền và vốn dân gian của người Việt, y văn cổ truyền lại rất nhiều bài thuốc, vị thuốc trị ho hiệu quả. Các vị thuốc đó hiện nay không chỉ được dùng theo kinh nghiệm truyền miệng mà còn được nghiên cứu khoa học, khẳng định rõ các hoạt chất với các tác dụng cụ thể. Chẳng hạn:

Húng chanh (Tần dày lá): Vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng phát tán phong hàn, tiêu đờm, giải cảm. Theo sách "Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam", cao nước húng chanh có tác dụng ức chế sự phát triển của phế cầu khuẩn.

Cát cánh: Vị đắng, cay, tính hơi ôn, vào kinh phế, có tác dụng tuyên phế khí, tán phong hàn, tấn ho, trừ đờm.

Tác dụng trừ đờm của cát cánh chủ yếu do saponin: Khi uống chất saponin gây kích thích niêm mạc cổ họng và dạ dày đưa đến phản xạ tăng tiết ở đường hô hấp làm cho đờm loãng và dễ tống ra ngoài. Dùng chữa ngoại cảm sinh ho, cổ họng sưng đau, ngực đầy trướng đau, ho ra máu mủ.

Tinh chất Gừng tươi: Nếu như can khương (gừng khô có vị cay, tính nóng) thì sinh khương vị ôn có tính ấm, tác dụng phát tán phong hàn, được dùng chữa cảm mạo, phong hàn, ho do cảm hàn. Dùng an toàn cho cả phụ nữ mang thai.

Quả quất (Tắc): Vị ngọt chua, tính ấm giúp hóa đảm, trị ho, dùng tốt trong các trường hợp cảm mạo phong hàn. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, quả quất có chứa nhiều pectin, tinh dầu và các vitamin, có tác dụng chống viêm, long đờm, giảm ho, kháng khuẩn.

Mật ong: Tác dụng như kháng sinh tự nhiên, kích thích tái tạo tế bào mới, giúp làm lành nhanh các tổn thương niêm mạc họng. Các nghiên cứu tại Mỹ cho thấy tác dụng giảm ho của mật ong vượt trội hơn cả Dextromethorphan - một loại thuốc giảm ho tác dụng trên trung tâm ho ở hành não.

Vì sao nên cho trẻ dùng siro ho cảm khi chớm ho, sổ mũi - Ảnh 2.

Siro ho cảm Ích Nhi được nhiều phụ huynh lựa chọn sử dụng hỗ trợ giảm ho, giảm sổ mũi, giảm đờm cho trẻ nhỏ

Phát triển từ bài thuốc dân gian, được sản xuất từ các thành phần dược liệu sạch Quất (tắc), Húng chanh (tần dày lá), Cát cánh, Gừng, Mạch môn, Mật ong… , thực phẩm bảo vệ sức khỏe Siro ho cảm Ích Nhi không chỉ tập trung giảm ho mà còn hỗ trợ giải cảm, giảm hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi - gốc của bệnh đường hô hấp ở trẻ.

Sản phẩm được Bộ Y tế chứng nhận an toàn cho cả trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và cho con bú.

Số GPQC: 00291/2020/ATTP-XNQC. Sản phẩm không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

P.Q
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên