08/10/2013 11:49 GMT+7

Vì quà tặng không phải là vật đổi chác

PHAN LÊ CHÂU NỮ
PHAN LÊ CHÂU NỮ

TTO - Một món quà phù hợp để tỏ lòng biết ơn cũng là điều nên làm. Người nhận quà không vì quà cáp mà thiên vị. Của cho không bằng cách cho... Đó là những ý kiến chia sẻ từ bạn đọc dành cho bài viết Khi hiệu trưởng xin phụ huynh đừng tặng quà thầy cô.

Viết tiếp chuyện tặng quà thầy cô

2Ox2i12i.jpgPhóng to
Trường Hermann Gmeiner - nơi cô hiệu trưởng đã viết thư đề nghị đừng tặng quà riêng cho thầy cô, hãy dành số tiền đó ủng hộ quỹ khuyến học của trường - Ảnh tư liệu

Khi hiệu trưởng xin phụ huynh đừng tặng quà thầy cô

Tuổi Trẻ Online xin trích đăng:

* Tặng và nhận quà, cốt ở tấm lòng!

Với tư cách phụ huynh học sinh, tôi ủng hộ việc phụ huynh hoặc học sinh đến thăm (có thể kèm quà tặng) thầy giáo, cô giáo, nhất là thăm và tặng quà thầy cô giáo cũ. Bởi tri ân thầy giáo, cô giáo là truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta.

Con nên người, có kiến thức, làm sao kể hết công ơn chăm sóc, giáo dục của thầy giáo, cô giáo, nên việc thăm viếng và kèm một món quà tỏ lòng biết ơn là việc làm ý nghĩa, đáng trân trọng, là niềm vui của người tặng (và đôi khi cũng có thể làm đẹp lòng người được tặng), là điều đáng trân trọng.

Nếu hiểu theo nghĩa tích cực, thì quà là nhịp cầu, là vật để thể hiện tình cảm chứ không phải là thứ để “đổi chác”. Tất nhiên, dù tặng quà gì, trong dịp nào đi nữa, cũng nên nhớ rằng “của cho/tặng không bằng cách cho/tặng”.

Tôi ở cạnh nhà một cô giáo dạy toán ở một trường THPT, ngày nhà giáo Việt Nam, nghỉ hè, tết… năm nào nhà cô cũng rộn rã tiếng cười của học trò.

Cô cho biết, cô thật sự cảm động khi có học trò cũ, phụ huynh cũ đến thăm. Tuy nhiên đôi khi cô cảm thấy thấp thoáng ý muốn đánh đổi quà với điểm qua cách tặng quà của một số phụ huynh có con đang học nên cũng hơi chạnh lòng...

Chính vì thế, cô và nhiều thầy giáo, cô giáo rất “dị ứng” với quà tặng, vì sợ mất đi hình ảnh trong sáng vốn có của người giáo viên đối với phụ huynh và học sinh.

Với việc đề cao quá mức giá trị vật chất và lợi dụng quà cáp để mưu cầu việc riêng, một số người đã vô tình tạo nên những góc nhìn méo mó quanh món quà nghĩa tình giữa giáo viên và gia đình học sinh. Thậm chí, có người còn đòi “đánh giá nhân cách nhà giáo” qua việc nhận hoặc không nhận quà.

Về phần mình, tôi luôn muốn dành những ý nghĩ trong sáng nhất về nhà giáo, nghề giáo và rất không đồng tình nếu một ai đó dựa vào một vài biểu hiện chưa tốt trong việc trao - nhận quà để “quy chụp”, “lên án” quà tặng.

Từ những ý nghĩ trên, tôi cho rằng chẳng việc gì nhà giáo phải xin phụ huynh đừng tặng quà. Vấn đề cốt lõi ở đây là người tặng quà cần có cái tâm. Với người nhận quà, cũng cần có tâm thế để nhận hay từ chối đúng mức, đúng lúc.

Và cả người tặng, người nhận đừng bao giờ đề cao quá mức vật chất để có những “ứng xử” không khéo với món quà.

* Đừng là kiểu "đồng tiền đi trước"

Người thầy có lương tâm sẽ cảm thấy bị "xúc phạm" khi được "cám ơn" bằng "tiền, quà có giá trị ..." theo kiểu "đồng tiền đi trước...".

Xin cám ơn cô hiệu trưởng đã lên tiếng. Xin quý PHHS hãy tôn trọng ý kiến của cô, và cũng xin quý thầy cô "tự vấn" lương tâm để hết lòng vì "đàn em thân yêu"; và sau cùng, xin các cấp lãnh đạo ngành GD hãy suy nghĩ và có những giải pháp hữu hiệu, triệt để giúp các thầy cô không bị gục ngã vì những "viên đạn bọc đường".

* Không vì quà tặng mà thiên vị học trò

Theo tôi, tặng quà hay bồi dưỡng thầy cô chút đỉnh nhân ngày lễ tết thì cũng không có vấn đề gì, cái chính là cái tâm của người tặng và người nhận:

- Đối với phụ huynh, tặng quà chỉ đơn thuần là bồi dưỡng vì công khó nhọc của thầy cô trong khi đồng lương còn eo hẹp chứ không với mong mỏi con mình được đối xử tốt nhất hoặc cho điểm cao.

- Đối với thầy cô, không vì món quà (tiền bồi dưỡng) của phụ huynh mà thiên vị học trò.

Nếu đạt được hai điều trên, vấn đề quà tặng hay bồi dưỡng thầy cô cũng đáng để làm mà.

* Quà tặng cũng là cách giáo dục con kính trọng thầy cô

Phụ huynh cũng phải biết hướng con mình tặng quà. Nhưng món quà phải vừa khả năng của gia đình mình. Không nên nghĩ tặng quà vì những cái tiêu cực mà là giáo dục con phải biết kính trọng thầy cô. Cũng giống như ta cầm con dao, có thể dùng để gọt trái cây, cắt đồ ăn nhưng kẻ xấu sẽ dùng con dao để giết người.

* Món quà ý nghĩa nhất của học sinh dành tặng thầy cô là kết quả học tập tốt.

Những khó khăn và nhọc nhằn của nhà giáo phải được giải quyết bằng chế độ, chính sách của nhà nước chứ không phải từ túi tiền của phụ huynh. Phải xác định được vấn đề ở đâu, ai có trách nhiệm giải quyết thì mới giải quyết được tận gốc rễ. Phải sớm ngăn chặn những mầm mống hiểm họa, đừng để nó đi quá xa.

PHAN LÊ CHÂU NỮ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên