18/11/2009 02:37 GMT+7

Vật lý trị liệu hội chứng ống cổ tay

BS vật lý trị liệu NGUYỄN HỒNG VĨNH
BS vật lý trị liệu NGUYỄN HỒNG VĨNH

TT - Tôi 53 tuổi, bị hội chứng ống cổ tay cả hai bàn tay, hiện đã mổ bàn tay phải được ba tuần.

Tư vấn sức khỏe:

Vật lý trị liệu hội chứng ống cổ tay

TT - Tôi 53 tuổi, bị hội chứng ống cổ tay cả hai bàn tay, hiện đã mổ bàn tay phải được ba tuần.

Sau mổ, các khớp rất đau và cử động khó khăn, hiện tượng tê các ngón tay vẫn còn nhiều, cơ dưới ngón tay cái trong và ngoài bàn tay cũng bị teo, độ mở rộng của ngón cái và ngón trỏ bị giới hạn. Xin BS hướng dẫn cách tập để bàn tay tôi mau phục hồi.

ImageView.aspx?ThumbnailID=375702

Làm việc trên máy vi tính dễ bị hội chứng ống cổ tay - Ảnh: N.C.T.

Ngn.nhung@...

- Hội chứng ống cổ tay xảy ra do dây thần kinh giữa bị chèn ép tại cổ tay, gây cảm giác tê như kim châm trong lòng bàn tay, ngón giữa và ngón trỏ có cảm giác khó chịu; thường gặp ở người làm việc văn phòng (động tác đánh máy, gõ bàn phím), người trung niên, nữ nhiều hơn nam. Một số trường hợp cảm giác tê lòng bàn tay tăng lên khi ngủ dậy hoặc lúc lái xe, khiêng đồ vật lâu. Nếu để lâu ngày, cảm giác tê sẽ tăng lên, nhóm cơ trong lòng bàn tay bị teo.

Phương pháp chẩn đoán chính xác là đo điện cơ, lúc đó bác sĩ sẽ quyết định điều trị nội khoa hoặc tiểu phẫu. Khi tiểu phẫu, khoảng 6-8 tuần vết thương phần mềm sẽ liền hẳn nếu không bị nhiễm trùng. Vì vậy, sau khi tiểu phẫu người bệnh nên tập vật lý trị liệu sớm để giảm đau và bớt phù nề bằng cách kê cao tay khi nằm, thường xuyên nắm mở bàn tay liên tục để các chất dịch và máu lưu thông tốt.

Ba đến bốn ngày sau mổ, người bệnh có thể dùng ngón tay cái bên tay lành ấn nhẹ gần vết thương rồi xoa nhẹ hình xoắn ốc dọc theo chiều dài vết thương, làm như vậy để tăng tuần hoàn và chống kết dính khi đang trong giai đoạn lành vết thương. Khi vết sẹo mới hình thành, người bệnh cũng có thể dùng ngón trỏ và ngón cái tay lành để di chuyển vết sẹo qua lại. Nếu có điều kiện, người bệnh nên đến khoa vật lý trị liệu ở các bệnh viện để được điều trị bằng sóng siêu âm chống kết dính vết sẹo.

Chuyên viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn cách tập gập - duỗi, dang - áp ngón tay cái và các ngón, đối các ngón. Tùy theo sức cơ, có thể tập đề kháng theo hướng ngược chiều của cử động để gia tăng sức mạnh của cơ, như vậy các cơ trong lòng bàn tay sẽ hồi phục và không còn bị teo, tầm vận động của các khớp ở các ngón tay sẽ không còn bị hạn chế.

BS vật lý trị liệu NGUYỄN HỒNG VĨNH

BS vật lý trị liệu NGUYỄN HỒNG VĨNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên