05/11/2003 14:15 GMT+7

Văn phong của Dương Tường

CHÂU DIÊN (LĐ)
CHÂU DIÊN (LĐ)

Cái tên Dương Tường quen thuộc từ lâu với người đọc văn học nước ngoài và người quan tâm đến mỹ thuật hiện đại VN. Năm nay, tháng 9, nhà thơ, dịch giả Dương Tường gửi đến bạn đọc liền một lúc hai tác phẩm. Không phải sách dịch như chúng ta vẫn thường chờ đợi. Mà là một cuốn tạp luận 433 trang viết về chủ đề mỹ học. Và một cuốn thơ được gọi là thơ ngoài lời.

ScVMB16p.jpgPhóng to
Cái tên Dương Tường quen thuộc từ lâu với người đọc văn học nước ngoài và người quan tâm đến mỹ thuật hiện đại VN. Năm nay, tháng 9, nhà thơ, dịch giả Dương Tường gửi đến bạn đọc liền một lúc hai tác phẩm. Không phải sách dịch như chúng ta vẫn thường chờ đợi. Mà là một cuốn tạp luận 433 trang viết về chủ đề mỹ học. Và một cuốn thơ được gọi là thơ ngoài lời.

Cuốn Chỉ tại con chích choè (*) là những bài tiểu luận cực kỳ kiệm lời. Một văn phong thơ của riêng Dương Tường. Một lối phát biểu về mỹ học rất súc tích, không cần tràng giang đại hải, vì Dương Tường viết như thể ghi lại cho chính mình, như đang trò chuyện với chỉ một bạn đọc tuy vô hình nhưng cực kỳ thân thiết với mình.

Cuốn thơ ngoài lời có tên Đàn cũng là một cách tự trò chuyện, dĩ nhiên lại càng rất ngắn, ngắn và yên tĩnh như một bức tranh và khi đó văn phong Dương Tường sẽ vừa là thơ là hội hoạ là âm nhạc, cái âm nhạc nếu được ghi lại sẽ là một nốt lặng sâu thẳm như con mắt người đời.

Một văn phong của riêng Dương Tường khi viết rồi bỏ đó, rồi sau ba chục năm bị bạn bè thúc giục cuối cùng Dương Tường mới tập hợp những điều mình ghi lại thành cả một tập gọi tên khiêm nhường là "tạp luận". Song trong những điều "tạp" đó là vô số gợi ý cho những ai muốn đóng góp cho văn hoá VN thực sự trở thành món ăn không thể thiếu của người Việt thời nay và mai sau.

Dương Tường nghĩ và nói về sứ mệnh nhà thơ như thể tự giao trách nhiệm cho chính mình, đó là kẻ đầu tiên kéo thế giới ra khỏi vùng khuyết danh... Thi sĩ cho sự vật một cái tên mà trước đó nó chưa có, tức là đưa nó vào tồn tại. Ai đầu tiên gọi chích choè, khi nó còn khuyết danh, là chích choè, người đó đích thị là nhà thơ...

Dương Tường dễ gần hơn cả với những con chữ, mà theo ông, đó không phải là những "đã" chữ mà phải là những "đang" chữ tức là không phải những ngôn từ mòn, mà phải là những ngôn từ sinh sôi.

Trong tập sách, Dương Tường có ca tụng ai, có chê trách ai, thì cũng trong sáng như con mắt nhà thơ, cũng chỉ vì cái nỗi lo mỹ học, tuyệt nhiên không mảy may một ý định màu xám. Cái văn phong ít lời, kiệm lời, yên ả, tin cậy, trao gửi, đầm ấm. Cái văn phong không cố tình ràng buộc ai.

______________

* Chỉ tại con chích choè (tạp luận - NXB Hải Phòng 2003) và tập Đàn (Thơ ngoài lời, NXB Trẻ, 2003).

CHÂU DIÊN (LĐ)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên