29/12/2017 18:43 GMT+7

Ứng phó với ô nhiễm nguồn nước mặt

THẢO NHƯ
THẢO NHƯ

Hiện tại, nước ta có 3 loại nguồn nước có thể khai thác để sử dụng cho mục đích cấp nước: Nước mặt (sông, suối, kênh, rạch, ao, hồ…), nước ngầm (giếng đào, giếng khoan), nước mưa. Trong khi nguồn nước mặt đang phải đối mặt với nhiều bất cập

Đại diện Tổng công ty cấp nước Sài Gòn (SAWACO) cho biết nguồn nước cấp chủ yếu cho TP.HCM là nguồn nước mặt (trên 90%) được khai thác từ Sông Đồng Nai, Sông Sài Gòn và Kênh Đông. Trong đó nguồn nước ngầm được khai thác bởi Công ty TNHH MTV Nước ngầm Sài Gòn và Xí nghiệp Cấp nước Sinh hoạt Nông thôn.

Đáng lưu ý, khi thực trạng hiện nay nguồn nước sông ngày càng ô nhiễm do những hoạt động xả thải chưa được quản lý tốt như nước thải công nghiệp, nước thải nông nghiệp, nước thải sinh hoạt… Cụ thể đối với sông Sài Gòn: các chỉ tiêu ô nhiễm hữu cơ, ammonia, hàm lượng chất rắn, vi sinh, v.v. nhiều thời điểm đã vượt quy chuẩn . Dẫn đến nhu cầu hóa chất sử dụng tăng, chi phí xử lý nước tăng.

Mặc dù Sông Đồng Nai có chất lượng nước thô nhìn chung tốt hơn so với sông Sài Gòn nhưng một số chỉ tiêu ô nhiễm cũng đang gia tăng trong những năm gần đây như hữu cơ, ammonia, hàm lượng vi sinh.

Tuy nhiên, nguồn nước này được giám sát thường xuyên bởi cơ quan chức năng và hiện tại, chất lượng nước sông vẫn đạt tiêu chuẩn cho mục đích cấp nước. Bên cạnh đó, các nhà máy nước hiện nay được trang bị công nghệ xử lý nước hiện đại, xử lý tốt các chất ô nhiễm cho nước đầu ra luôn đạt tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước. Ngoài ra các nhà máy nước cũng được trang bị hệ thống giám sát, cảnh báo sớm chất lượng nước trên sông và sẵn có các phương án ứng phó kịp thời khi có sự cố ô nhiễm trên sông.

Ứng phó với ô nhiễm nguồn nước mặt - Ảnh 1.

Nhân viên phòng quản lsy chất lượng nước SAWACO đang kiểm tra chất lượng các nguồn nước

Khi được hỏi về giải pháp quản lý cũng như ứng phó với thực trạng trên, đại diện SAWACO chia sẻ thêm về việc dùng các hóa chất được phép thêm vào trong suốt quá trình xử lý nguồn nước đảm bảo hiệu quả cao: bao gồm Nhôm Sulfate (phèn Nhôm) và polymer. Tại một số Nhà máy nước còn sử dụng PAC làm chất keo tụ tạo bông. Những hóa chất này liên kết với các thành phần chất lạ trong nước tạo thành các bông cặn và được loại bỏ bởi hệ thống lắng và lọc của quá trình xử lý. Sau khi lọc, florua được thêm vào nhằm đạt yêu cầu về fluoride do nhà nước quy định.

Cuối cùng, chất khử trùng được thêm vào để bảo vệ nước uống khỏi các vi sinh vật có khả năng gây bệnh. Tất cả các hóa chất được thêm vào đều được kiểm tra chặt chẽ và đạt các tiêu chuẩn của Việt Nam và Thế giới về hóa chất dùng cho xử lý nước dùng trong ăn uống và sinh hoạt.

Ứng phó với ô nhiễm nguồn nước mặt - Ảnh 2.

SAWACO chia sẻ thêm về việc dùng các hóa chất được phép thêm vào trong suốt quá trình xử lý nguồn nước đảm bảo hiệu quả cao: bao gồm Nhôm Sulfate (phèn Nhôm) và polymer.

Phía Sawaco cũng có chế độ giám sát chất lượng nước cấp mỗi tháng 1 lần tuần tra trên sông bằng cano, lấy mẫu kiểm tra chất lượng nước theo văn bản quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiêu chuẩn nước mặt; Ghi nhận các điểm phát sinh nguy cơ ô nhiễm cho nguồn nước sông và tiến hành các biện phát khắc phục, phòng ngừa.


THẢO NHƯ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên