Phóng to |
Nghe đọc nội dung toàn bài: |
Nói là làm, sau câu tuyên bố "xanh rờn" với gia đình và bạn bè: "Tuấn lên bản ở đây", Tuấn vác balô nhảy xe lên Mộc Châu thật. Ròng rã một tháng trời Tuấn lặn lội lên tỉnh, xuống huyện, rồi vào bản, họp dân để chạy dự án, lo thuê đất, mướn người làm...
Khi dự án được duyệt, Tuấn khấp khởi chạy ra xem khu đất rộng 10ha ở bản Búa (xã Đông Sang, Mộc Châu, Sơn La) nhưng cậu đã phải khựng lại vì trước mắt là cả một thung lũng đá tai mèo lởm chởm, không điện, không nước, cây dại mọc um tùm... Dựng một túp lều giữa thung lũng, Tuấn quyết định lao vào khai hoang.
Từ nhỏ không hề biết đến cái cày cái cuốc, vậy mà lên đây Tuấn phải xắn quần lội ruộng cùng bà con cuốc đất. Tuấn kể có hôm mải làm đến gần tối thì bị kẹt lại vì sương mù xuống dày đặc không nhìn thấy đường về, đành phải ở nhờ một nhà trong bản. Cải tạo đất xong, Tuấn lại tiếp tục bắt tay mở đường ống dài 3km dẫn nước từ trên núi xuống tận ruộng, dẫn điện từ đường dây cao thế về, rồi thuê thợ cơ khí xây dựng nhà lưới. Hơn hai năm trời vừa làm vừa... đọc sách mày mò thử nghiệm, cuối cùng Tuấn cũng hoàn thành xong vườn rau.
"Rau công nghệ cao", "hoa Mộc Châu"
Công ty CP hoa nhiệt đới của Phạm Ngọc Tuấn đã tạo việc làm cho hàng chục thanh niên ở các bản Bó Pun, Búa, các tiểu khu của thị trấn Mộc Châu với thu nhập cao, từ 1,2-2,5 triệu đồng/tháng, lao động thời vụ có lúc lên tới 100 người. Cao nguyên Mộc Châu trước đây nổi tiếng với bò sữa, chè, nay đẹp hơn với màu xanh ngút ngàn của những vườn rau, sắc màu rực rỡ từ những vườn hoa của Tuấn, hằng năm cuốn hút rất nhiều du khách đến tham quan. |
Lần này rút kinh nghiệm Tuấn nhập hẳn giống từ Hà Lan, Nhật Bản rồi đọc tài liệu nghiên cứu, thuê chuyên gia nước ngoài, các kỹ sư nông nghiệp... về chăm vườn cùng mình. Kiên trì bám trụ, cuối cùng Tuấn cũng nhân giống thành công giống cà chua Zabotplant của Hà Lan với năng suất kinh ngạc - 250 tấn/ha trong khi các giống cà chua trong nước chỉ đạt tối đa 30 tấn/ha. Rồi lần lượt các giống su hào, bắp cải, xà lách... ra đời trong khu vườn công nghệ cao của Tuấn. Tiếp đó vườn hoa tuylíp, layơn, hoa ly... trổ những cành đẹp, khỏe cho sản lượng khoảng 500.000 cành/năm. Giờ đây thương hiệu hoa Mộc Châu của Tuấn đã trụ được trên thị trường và cung cấp rất nhiều hoa cho cả miền Bắc.
Tiến sĩ Lê Đức Khánh (Viện Bảo vệ thực vật) trong một lần lên thăm vườn hoa của Tuấn cứ tấm tắc khen mô hình sản xuất độc đáo, hiệu quả. Còn GS Nguyễn Quang Thạch (Trường ĐH Nông nghiệp I) thì tỏ ra nể phục chàng trai trẻ: "Núi đồi sừng sững kia mình còn phải lắc đầu, vậy mà Tuấn lại đưa được rau quả năng suất cao vào trồng, thật đáng kinh ngạc".
Tuấn bảo sau khi giải quyết xong khâu thị trường anh sẽ chuyển giống, công nghệ, hướng dẫn kỹ thuật, mua giúp bà con nhà lưới để người dân trực tiếp trồng hoa mầu.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận