"Trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hằng tuần”.
Nhưng tại ngân hàng tôi đang công tác có quy định riêng rằng lao động nữ có thai mỗi tháng chỉ được nghỉ nửa ngày để đi khám thai. Nửa ngày nghỉ đó doanh nghiệp thực hiện thanh toán đóng bảo hiểm cho người lao động nhưng không được tính phép. Vậy quy định riêng đó có trái luật không?
(Bùi Thị Thanh Hương)
- Điều 29 Luật bảo hiểm xã hội quy định về thời gian hưởng chế độ khi khám thai như sau: "Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai năm lần, mỗi lần một ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại điều 29 Luật bảo hiểm xã hội tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hằng tuần”.
Khoản 5 mục II phần B thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH, ngày 30-1-2007 của Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22-12-2006 của Chính phủ quy định: "Mức hưởng chế độ thai sản khi nghỉ việc đi khám thai, được tính theo công thức sau:
Mức hưởng chế độ thai sản khi nghỉ việc đi khám thai = {[(mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc: 26 ngày) x 100%] x số ngày nghỉ việc theo chế độ thai sản}.
Theo khoản 6 mục II phần B thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH, trong thời gian lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản nếu không hưởng tiền lương, tiền công tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Chiếu theo các quy định trên, việc ngân hàng nơi bạn đang công tác ban hành quy định riêng như bạn nêu là hoàn toàn trái với quy định của pháp luật lao động, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận