06/05/2009 06:12 GMT+7

Tủ thuốc nhà bác sĩ cũng... thiếu

BS TRƯƠNG CÔNG DŨNG(BV Nhân Dân 115 TP.HCM)
BS TRƯƠNG CÔNG DŨNG(BV Nhân Dân 115 TP.HCM)

TT - Tủ thuốc tại nhà nghe có vẻ đơn giản, tầm thường quá, nhưng đôi khi vì thiếu nó mà sinh ra nhiều rắc rối.

c9GFLHr4.jpgPhóng to
Tủ thuốc của một gia đình ở Q.7, TP.HCM-Ảnh: N.C.T.

Chuyện xảy ra cách nay gần sáu năm, lúc đó bé Bobo chưa đầy 5 tháng tuổi và tôi còn ở vùng ven TP.HCM. Bé bị sốt siêu vi đã mấy ngày và tạm ổn, khuya hôm đó đột nhiên bé sốt cao, nhìn lại tủ thuốc thì than ôi, không còn viên hạ sốt nào cả, đành phải hạ sốt bằng lau mát, được vài lần thì bé quấy khóc dữ dội vì khó chịu. Vậy là phải chạy xe tìm mua viên thuốc lúc hơn nửa đêm nhưng các nhà thuốc đều đã đóng cửa. Tới được một bệnh viện nhi, cô nhà thuốc vừa hé cửa vừa càu nhàu rằng chỉ bán thuốc theo toa! Phải mất thêm nửa giờ với sự chỉ dẫn của mấy bác xe ôm mới tìm được một hiệu thuốc nhỏ bán thuốc suốt đêm (nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng), về đến nhà đã hơn 1g sáng.

Bạn tôi bị chứng viêm mũi kinh niên, thường xuyên mở đầu một ngày bằng một loạt hắt xì vang dội và thỉnh thoảng nửa đêm bật dậy vì... nghẹt thở. Vì vậy ở nhà luôn có sẵn các loại thuốc xịt, thuốc uống, dầu xanh... chống nghẹt mũi. Noel năm đó, sau khi ăn tiệc vui vẻ chúng tôi ngủ lại nhà một người bạn và đến nửa đêm ông bạn tôi bật dậy. Tìm khắp nhà chỉ có... chai dầu cù là, vậy là bạn tôi đành vừa thức vừa ngủ, vừa thở bằng miệng cho tới sáng.

Làm một cuộc phỏng vấn bỏ túi mấy chục người quen mới phát hiện tủ thuốc gia đình thật đa dạng, từ siêu rẻ như dầu xanh tới cao cấp như mật gấu. Tuy nhiên những thứ cần thiết thì vô cùng thiếu thốn, chủ yếu vẫn là bông băng thuốc đỏ, Paracetamol, Enervon C... Cho nên khi bị nhức đầu, sổ mũi, ho, đau bụng... thì theo thói quen chạy ra hiệu thuốc gần nhà.

Từ kinh nghiệm bản thân và qua quá trình hành nghề, tham khảo một số đồng nghiệp, tôi xin giới thiệu một tủ thuốc gia đình an toàn, hiệu quả, rẻ tiền (xem bảng). Các loại thuốc trong bảng chủ yếu được phép bán không cần toa (thuốc OTC: over the counter), sẵn có ở mọi nhà thuốc, không quá mắc tiền, có thể giúp giảm nhanh triệu chứng các bệnh thông thường mà không nguy hại gì (thông thường thuốc được đóng gói với hàm lượng một viên thì không gây nguy hiểm đến tính mạng, trừ một số thuốc đặc trị như tim mạch...).

Các thuốc trong bảng đều có nhiều loại tương tự trên thị trường, khi đi mua cần hỏi kỹ giá cả, nước sản xuất, hạn sử dụng kèm tờ hướng dẫn để lựa chọn. Tuy nhiên cần nhớ tiền nào của đó và quen thuốc nào nên uống thuốc đó.

Tủ thuốc này dùng để trị các triệu chứng, không thể thay thế điều trị lâu dài hay các trường hợp cấp cứu cần đi bệnh viện. Nếu uống thuốc một vài lần mà không hết bệnh thì cần đi khám bác sĩ chuyên khoa.

Tủ thuốc gia đình có thể đem theo khi đi công tác xa hoặc du lịch.

Tủ thuốc gia đình có thể giúp giảm 50% số lần ra nhà thuốc.

Tủ thuốc gia đình cộng một số điện thoại tư vấn của bác sĩ có thể giảm đáng kể số lần phải đi khám bệnh.

Tủ thuốc gia đình, quan niệm hiện đại về chăm sóc sức khỏe: đúng thuốc (thuốc OTC), đúng người trị (bác sĩ chuyên khoa).

10 nhóm thuốc thông dụng trong tủ thuốc gia đình

Các nhóm thuốc <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Tên thuốc

Công dụng

Ghi chú

Thuốc hạ sốtđồng thờigiảm đau (không dùng ở người yếu gan,viêm gan)

Efferalgan, Hapacol, Panadol, Paracetamol...

Sốt, đau nói chung: đau đầu, đau lưng, nhức mỏi, đau bụng kinh...

Liều người lớn lần 500mg, ngày 3-4 lần

Efferalgan Codein, Hapacol Codein

Tác dụng mạnh hơn

Không dùng cho trẻ em

Paracetamol dạng Suppository/gói bột

Dùng cho trẻ em

Lần 15mg X số kg cân nặng, ngày 3-4 lần

Thuốc đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu (Ða số đã được chẩn đoán đau dạ dày rồi)

Omeprazol 20mg, Omer, Mepraz...

Dùng khi đau bụng, ợ hơi, ợ chua

lần 1 viên, ngày 1-2 lần

Phosphalugen, Gastropulgite

Dùng phối hợp với thuốc trên

1 gói/ lần, ngày 2- 3 lần

Motilium M, Carbophos

Ðầy hơi khó tiêu

1 viên có thể làm nhẹ bụng ngay

Thuốc trị tiêu chảy, táo bón (Không dùng khi tiêu chảy nhiễm trùng có sốt, hoặc ngộ độc thức ăn: tiêu chảy + nôn ói+ đau bụng dữ dội) Trẻ em nên đi BS

Smecta

Trị tiêu chảy thông thường

1gói, 2-3 lần/ ngày

Spasmaverin, Buscopan

Nếu đau quặn nhiều

1 viên, 2-3 lần/ ngày

Imodium

Nếu tiêu chảy không bớt

1 viên, 2-3 lần/ ngày

Norgalax

Táo bón nặng

Ống bơm làm bôi trơn

Thuốc giảm đau nhức và chống viêm Có thể phối hợp Paracetamol

Alaxan, Diclofenác, Mobic, Celecoxib, Cataflam...

Ðau xương khớp, bong gân, mỏi đau cổ- vai. đau lưng do làm việc, đau bụng kinh...

1 viên uống sau ăn no (người đau dạ dày phải thận trọng)

Salonpas dầu, Perskindol gel,Fastum gel...

Xoa lên vùng đau, sưng.(Không thoa trên da trầy xước)

Kết hợp chườm đá lạnh nếu có sưng, nóng

Thuốc chống ho

Toplexil, Terpin codein

Viên uống

Peptol, Tussils

Viên ngậm

Atussin

Trẻ em

Siro

Thuốc trị nghẹt mũi

Otilin (VN)Otrivin (ngoại)

Xịt mũi khi nghẹt

Có tác dụng ngay

Flixonase

Xịt mũi

Tác dụng chậm nhưng kéo dài hơn

Coldflu Clarinase Actifed

Viên uống cũng tác dụng khá nhanh

Kèm thuốc co mạch (thận trọng người bệnh tim mạch)

Thuốc chống đau răng, lở miệng

Aspirin (hoặc thuốc nhóm 4)

Ðau răng

Có thể kèm Paracetamol

OrrePaste (ngoại) MouthPaste (VN)

Lở miệng

Thuốc bôi

Thuốc trị ngứa do dị ứng với thức ăn, muỗi cắn

Prednisone 5mg

Dị ứng, ngứa

3 viên sáng. Không dùng quá 3 ngày

Cezil 10 mg

1 viên tối

Thuốc nhỏ mắt thông thường

Efticol

Rửa mắt khi cay, bị bụi rơi vào

Nước muối

Chloraxin

Khi đỏ mắt có ghèn

Kháng sinh nhẹ

V Rohto

Khi ngứa, đỏ mắt

Chống dị ứng

Refresh, Sanlene

Khi khô mắt do làm việc, đi đường nhiều

Các loại nước mắt nhân tạo

Các loại băng bông, gạc,sát khuẩn

Bông gòn, oxy già

Rửa các vết thương mới, vết thương có mủ hoặc không sạch

BS TRƯƠNG CÔNG DŨNG(BV Nhân Dân 115 TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên