22/03/2011 09:00 GMT+7

"Tự hào truyền thống-Vững niềm tin tiếp bước"

TUỔI TRẺ ONLINE
TUỔI TRẺ ONLINE

TTO - Nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26-3-1931 - 26-3-2011), Ban thường vụ Thành đoàn TP.HCM tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến giữa các đồng chí bí thư Thành đoàn các thời kỳ với đoàn viên thanh niên thành phố với chủ đề: “Tự hào truyền thống - Vững niềm tin tiếp bước”.

Buổi giao lưu trực tuyến diễn ra từ 9-12g tại tòa soạn báo Tuổi Trẻ.

vP1oUgWE.jpgPhóng to
Toàn cảnh buổi giao lưu sáng 22-3 - Ảnh: Thanh Đạm

Mời bạn đọc đặt câu hỏi xoay quanh các nội dung:

- Những đặt hàng của tuổi trẻ, của xã hội để xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh, những ý kiến đóng góp tâm huyết cho công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi thành phố.

- Những suy nghĩ, trăn trở, tâm tư của tuổi trẻ trước vận hội của đất nước, trong tiến trình hội nhập quốc tế, tình cảm của đoàn viên thanh niên với tổ chức Đoàn, tự hào là công dân TP.HCM - thành phố anh hùng, tự hào là người đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh.

- Vai trò và nhiệm vụ của tuổi trẻ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và thành phố.

- Những kỳ vọng, nhắn gửi của thế hệ trước đối với thế hệ trẻ, đối với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Các bạn có thể đặt câu hỏi và theo dõi buổi giao lưu trực tuyến trên Tuổi Trẻ Online (www.tuoitre.vn), Mực Tím Online (www.muctim.com.vn), website Thành đoàn TP.HCM (www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn), website Nhà văn hóa Thanh niên (www.nvhtn.org.vn).

Các đồng chí Bí thư Thành Đoàn tham gia giao lưu trực tuyến

1. Đồng chí Trương Mỹ Lệ (Tư Liêm) - Quyền Bí thư Thành Đoàn trong và sau Chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 ngay sau ngày giải phóng Thành phố; hiện là Phó Chủ nhiệm thường trực Câu lạc bộ Truyền thống Thành Đoàn.

2. Đồng chí Phạm Chánh Trực (Năm Nghị) - Bí thư Thành Đoàn từ 6.1975 đến trước Đại hội Đoàn thành phố lần 1, Bí thư Thành Đoàn nhiệm kỳ II, nguyên trưởng ban quản lý khu công nghệ cao TP.HCM, hiện là Chủ nhiệm Câu lạc bộ truyền thống Thành Đoàn.

3. Đồng chí Nguyễn Chơn Trung (Sáu Quang) - nguyên Bí thư Thành Đoàn giai đoạn 1977 - 1981, Trưởng Ban quản lý KCX - KCN đầu tiên của TP.HCM, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM, hiện là Viện phó Viện khoa học công nghệ Phương Nam (thuộc Liên hiệp Khoa học kỹ thuật Việt Nam)

4. Đồng chí Lê Văn Nuôi - nguyên Bí thư Thành đoàn nhiệm kỳ IV, nguyên TBT báo Tuổi Trẻ. Hiện là Giám đốc Cao ốc Tuổi Trẻ và Nhà in Tuổi Trẻ.

5. Đồng chí Nguyễn Văn Hiếu, Thành ủy viên, Bí thư Thành Đoàn TP.HCM hiện nay.

NỘI DUNG

* Em xin đặt câu hỏi với anh Nguyễn Văn Hiếu. Nếu thanh niên tụi em có nguyện vọng được gặp trực tiếp anh để trao đổi những suy nghĩ, đề xuất các giải pháp cho phong trào thanh niên thành phố thì phải làm thế nào để được gặp anh?(Lê Trường Tùng, 24 tuổi, lttltt@yahoo.com)

- Đồng chí Nguyễn Văn Hiếu: Ban Thường vụ Thành Đoàn hết sức cầu thị, luôn luôn lắng nghe, chia sẻ những suy nghĩ, mong muốn, nguyện vọng của các bạn trẻ thành phố. Do vậy, có nhiều cách để các bạn có thể gặp gỡ, trao đổi suy nghĩ và đề xuất các giải pháp cho Đoàn, ví dụ: thông qua cuộc giao lưu trực tuyến hôm nay, hoặc có thể gửi thông tin về trang web Thành Đoàn theo địa chỉ www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn, hoặc thông qua các cơ quan báo chí của Đoàn như Báo Tuổi Trẻ, Mực Tím, Khăn Quàng Đỏ...

Riêng việc muốn gặp trực tiếp, bạn có thể đến trụ sở cơ quan Thành Đoàn, số 01 Phạm Ngọc Thạch, Quận 1 (tất nhiên là phải hẹn trước vì có thể khi bạn đến anh đang tham gia một hoạt động ở cơ sở nào đó.

9b16dQQL.jpgPhóng to
Đồng chí Nguyễn Văn Hiếu - Ảnh: Thanh Đạm

* Những năm mới giải phóng dù khó khăn nhưng phong trào thanh thiếu niên thành phố rất sôi nổi, nhiệt tình. Nhưng bây giờ hình như nhiệt huyết của tuổi trẻ có phần giảm sút; phải chăng công tác giáo dục chính trị tư tưởng có "vấn đề"? (Trà Thơ, 46 tuổi, trathitho09@vnn.vn)

- Đồng chí Phạm Chánh Trực: Nhiệt tình của tuổi trẻ đối với đất nước tôi nghĩ là không bao giờ thiếu. Những năm mới giải phóng, rõ ràng phong trào thanh niên rất sôi nổi, nhiệt tình. Đó là vì khí thế cách mạng đang dâng cao đồng thời cả nước phấn khởi vì hòa bình, độc lập và thống nhất tổ quốc - một nguyện vọng mà nhân dân đã trông chờ hằng trăm năm.

Nay nhiệt huyết của tuổi trẻ thể hiện chưa được như thế, theo tôi không thể gọi là giảm sút mà nói đúng hơn là bị phân tán do trong thực tế có rất nhiều lĩnh vực hoạt động đa dạng của xã hội. Hơn nữa chúng ta đang hội nhập toàn cầu cho nên rất nhiều vấn đề đặt ra cho xã hội và thanh niên hiện nay.

Do đó tôi không nghĩ công tác giáo dục chính trị tư tưởng có vấn đề mà nói đúng hơn công tác tư tưởng của Đoàn chưa thật tập trung thích đáng. Đồng thời công tác giáo dục tư tưởng trong điều kiện đất nước hòa bình và xã hội cũng có trách nhiệm giáo dục thanh thiếu niên bằng nhiều hình thức, biện pháp và phương thức thích hợp - đặc biệt là trường học và gia đình có trách nhiệm lớn cùng với Đoàn định hướng cho tuổi trẻ.

Do vậy để công tác giáo dục tư tưởng cho thanh thiếu niên được phát huy tác dụng, cần phải có sự phối hợp giữa Đoàn và gia đình, nhà trường cũng như các cơ quan nhà nước.

fhcfYURv.jpgPhóng to
Đồng chí Phạm Chánh Trực - Ảnh: Thanh Đạm

* Tụi cháu đã từng cùng cô Tư đi thăm căn cứ Thành Đoàn vào dịp Tết về. Trên xe nghe các cô chú kể chuyện, hát những bài hát ngày trước... Rất khâm phục các cô chú. Không hiểu sức mạnh nào khiến các cô chú cứ trẻ mãi như thế? (Nguyễn Thị Thanh Hương, 26 tuổi, huongtdtg@yahoo.com)

- Đồng chí Trương Mỹ Lệ (Tư Liêm): Quá trình tham gia cách mạng tôi đã qua nhiều thử thách khắc nghiệt, vượt qua bom đạn ở trong khu căn cứ kháng chiến, vượt qua những theo dõi của công an, cảnh sát chế độ Sài Gòn trước đây và tôi đã bị địch bắt vào nhà tù Mỹ ngụy và bị tra tấn ác liệt dã man.

Sau ngày hòa bình tôi còn sống trở về gia đình với đồng đội là một điều rất hạnh phúc và sau niềm hạnh phúc ấy là sự đau buồn bởi các đồng chí, đồng bào họ đã hi sinh không còn thấy được những ngày độc lập đất nước giải phóng. Do đó, đó tôi thấy mình cần phải đem hết sức lực tâm trí để cống hiến xây dựng đất nước, để bù đắp và gầy dựng lại sự hi sinh mất mát của các đồng chí đồng đội mình đã ngã xuống.

Mặc dù tôi đã nghỉ hưu, tuổi đã lớn và sức khỏe yếu hơn trước đây nhưng tôi rất vui sướng được tiếp tục tham gia công tác đền ơn đáp nghĩa chăm sóc các gia đình thương binh liệt sĩ, tiếp tục làm công tác giáo dục truyền thống, tham gia ghi lại lịch sử của Đoàn thanh niên trong quá trình các phong trào kháng chiến đấu tranh của Thành đoàn trước đây.

Vì vậy, mỗi lần có dịp gặp lại các em, các cháu cán bộ Đoàn, cảm giác ngày ấy tôi lại xuất hiện và tôi như được trẻ lại như những ngày trước đây.

* Điều gì tâm đắc nhất trong những kết quả mà các anh các chị đạt được qua thời gian làm công tác Đoàn, về mặt cá nhân cũng như xã hội? (Dương Đức Cường, 29 tuổi, cuong@... )

- Đồng chí Phạm Chánh Trực: Mục đích lý tưởng của Đoàn thời kỳ trước đây là làm cách mạng, giải phóng đất nước giành độc lập, tự do, hòa bình, cơm áo cho đồng bào. Cùng với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, Đoàn đã góp phần tích cực hoàn thành sự nghiệp vẻ vang đó. Cho nên về mặt xã hội điều tâm đắc nhất của tôi, với tư cách cán bộ Đoàn, là đã góp phần thực hiện được lý tưởng cách mạng của mình trong giai đoạn cụ thể đó, làm nền tảng cho việc thực hiện được toàn bộ lý tưởng đời mình là xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa.

Đối với cá nhân thì điều tâm đắc nhất của tôi là bản thân mình được trưởng thành trong phong trào cách mạng, trong sự tin yêu của quần chúng và sự dìu dắt của Đảng.

* Chào các anh chị! Tôi từng là một cán bộ Đoàn thuộc khối ĐH-THCN, đã nhỏ giọt mồ hôi xuống Nhị Xuân, Nhà Bè và Trần Quang Cơ. Xin được các anh chị đánh giá chung về tính chiến đấu và lối sống của một bộ phận thanh thiếu niên ngày nay. (theo chủ quan của tôi là có vẻ thiếu lửa và thực dụng nhiều hơn cống hiến). Cảm ơn, chúc các anh chị nhiều sức khỏe. (Nguyễn Thành Nhơn, 54 tuổi, stroumph_vieux@... )

- Đồng chí Nguyễn Chơn Trung: Xin chào bạn Nguyễn Thành Nhơn, tôi phụ trách bí thư Thành đoàn TP.HCM từ năm 1977-1980. Thời gian này thường vụ Thành đoàn có chủ trương 5 công trình, trong đó có công trình lao động. Phải nói rằng sau khi ra quân thanh niên xung phong ngày 28-3-1976 thì liên tục có những công trình lớn quy mô, công trình nổi bật nhất là công trình Trần Quang Cơ - lấy tên của đồng chí bí thư Thành đoàn đã hi sinh, và nhiều công trình khác như công trình Nhị Xuân, Nhà Bè. Lúc đó cũng là lúc biên giới Tây Nam bị bọn Pôn Pốt xâm phạm.

Lúc đó thường vụ Thành Đoàn được thường vụ Thành ủy cho phép vận động trên gần 5.000 thanh niên tình nguyện để cầm súng lên đường bảo vệ Tổ quốc. Phong trào lúc ấy còn nung nấu bởi khí thế hừng hực của phong trào cách mạng trước đó, cho nên phong trào hết sức nhiệt tình, sôi nổi, quyết liệt, tỏ rõ tiếp nối truyền thống của những người đi trước, sẵn sàng đổ mồ hôi ở nông trường và đổ máu ở chiến trường. Có nhiều tấm gương hi sinh của lực lượng thanh niên xung phong đã đánh dấu một thời kỳ thanh niên cống hiến hết mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

So với thanh niên ngày nay, tính chiến đấu và lối sống tất nhiên không có thể có điều kiện để thể hiện như thời kỳ mới giải phóng hay thời kỳ còn chiến tranh, nhưng tôi nhận thấy thanh niên TP.HCM nói riêng và thanh niên cả nước nói chung đều tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của mình bằng con đường học tập nghiên cứu và nhiều tấm gương học tập rất tiêu biểu ở thành phố cũng như ở cả nước, hoặc trên lĩnh vực sản xuất, công tác xã hội. Nhiều thanh niên thể hiện chiều sâu hơn, trí tuệ hơn và đặc biệt là cũng không kém phần sôi nổi như phong trào thanh niên tình nguyện.

Và các phong trào đó cũng đã đào tạo ra một đội ngũ cán bộ Đoàn vừa có kiến thức, vừa có bản lĩnh và đặc biệt về kiến thức có phần vượt trội hơn các thời kỳ trước. Từ đó, tôi vẫn rất đặt niềm tin vào thế hệ trẻ hiện nay.

Tuy nhiên, ở thời kỳ nào cũng vậy, bên cạnh những mặt tích cực bao giờ cũng có những mặt tiêu cực, ví dụ thanh niên đi vào con đường nghiện ngập, ma túy so với trước thì nhiều hơn. Bởi lẽ sau khi mở cửa, những tiêu cực bên ngào cũng tràn vào. Nếu thanh niên không vững vàng sẽ dễ bị lôi cuốn.

Cũng như hiện nay, bên cạnh việc mở cửa để đón nhận nền văn hóa, khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới thì cũng có những nền văn hóa không phù hợp với dân tộc mình. Đây là một thử thách với thanh niên, yêu cầu thanh niên cần có bản lĩnh để đề kháng trước những cám dỗ. Đặc biệt, tôi rất lưu ý những tư tưởng xa lạ với chủ nghĩa xã hội hằng ngày hằng giờ xâm nhập trên mạng hoặc ở đâu đó.

Cho nên, trong hoàn cảnh này thanh niên càng cần củng cố và nâng cao nhận thức chủ nghĩa xã hội và lòng yêu nước; không chấp nhận bất cứ hành động nào xâm phạm đến độc lập chủ quyền của Tổ quốc. Tôi tin thế hệ trẻ hôm nay đủ bản lĩnh vượt qua những thử thách đó.

YrUKxTYD.jpgPhóng to
Đồng chí Nguyễn Chơn Trung - Ảnh: Thanh Đạm

* Thành phố chúng ta hiện gần như rất thiếu sân chơi và những mảng xanh cho thiếu nhi... Đoàn có những biện pháp gì khi càng ngày chỗ chơi cho trẻ em càng ít? (Đỗ Bảo, 25 tuổi, dobao@... )

- Đồng chíNguyễn Văn Hiếu: Đây là vấn đề bức xúc chung của thành phố trong quá trình phát triển và đô thị hóa. Việc thực hiện quy hoạch tổng thể để đảm bảo phát triển hạ tầng phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần còn nhiều bất cập.

Những năm qua, Đoàn TNCS thành phố đã tích cực phối hợp các cơ quan chức năng để khai thác tốt các thiết chế văn hóa, thể thao và tận dụng một số công viên tạo sân chơi, tổ chức các hoạt động dành cho thanh thiếu nhi.

Trong năm 2010 vừa qua, một số cơ Đoàn khu vực CNLĐ phối hợp Quận đoàn Gò Vấp đầu tư xây dựng công viên văn hóa thanh niên 15-10 ở Gò Vấp... Hay Hội Đồng đội TP thông qua chương trình vận động kế hoạch nhỏ của đội viên, thiếu nhi TP đã đóng góp thực hiện hai sân chơi cho thiếu nhi ở vùng ngoại thành.

Bước vào năm 2011, ngay từ đầu năm, HĐND, UBND TP trên cơ sở tham mưu của BTV Thành Đoàn đã quyết định đầu tư ngân sách xây dựng 10 sân chơi dành cho thiếu nhi. Tuy việc triển khai đang còn một số vướng mắc về thủ tục nhưng quyết tâm của thành phố sẽ đầu tư hoàn thành các sân chơi này trong năm nay. Đồng thời, BTV Thành Đoàn đã, đang phối hợp tích cực với các quận, huyện để tăng cường đầu tư, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống các nhà thiếu nhi quận huyện - cả về cơ sở vật chất, lẫn nhân sự, nội dung, phương thức hoạt động để thu hút đông đảo thiếu nhi tham gia.

Thành đoàn cũng đang chuẩn bị xây dựng Cung Thiếu nhi tại Thủ Thiêm - công trình do lãnh đạo Thành phố trao tặng cho thiếu nhi thành phố - thế hệ mầm non của đất nước; chuẩn bị đầu tư xây dựng giai đoạn 2 Trung tâm huấn luyện kỹ năng - sinh hoạt dã ngoại của TTN TP tại Cần Giờ. Những công trình này Thành Đoàn phấn đấu khởi công trong năm nay.

Tôi tin tưởng rằng trong năm "Vì trẻ em", thiếu nhi TP sẽ có thêm nhiều sân chơi mới để đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí và rèn luyện sức khỏe cho thiếu nhi.

* Xin đặt câu hỏi cho anh Hiếu: Nếu một du học sinh không có nhiều kinh nghiệm tham gia công tác đoàn ở trong nước nhưng lại có chuyên môn và lòng nhiệt huyết, muốn tham gia công tác Đoàn thì việc thiếu kinh nghiệm có trở thành một trở ngại? Nếu có, xin anh cho biết du học sinh cần làm gì nếu thật sự muốn vào công tác ở Thành đoàn TP.HCM khi về nước? Xin cảm ơn anh. (Huỳnh Văn Thương, 25 tuổi, hvttg@... )

- Đồng chí Nguyễn Văn Hiếu: Thành đoàn vừa tiếp nhận một du học sinh (thạc sĩ quản trị nguồn nhân lực tại Anh) về công tác tại Ban Quốc tế Thành đoàn. Nói điều đó để khẳng định rằng việc sẵn sàng tiếp nhận những bạn trẻ có chuyên môn, có tâm huyết với công tác thanh niên, dù được đào tạo, rèn luyện trong nước hay ở nước ngoài để vào công tác tại các cơ quan của Đoàn TNCS là điều được Ban Thường vụ Thành Đoàn hết sức quan tâm.

Các bạn có thể tham gia làm cán bộ Đoàn chuyên trách, hoặc có thể tham gia làm cán bộ chuyên môn ở các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp trực thuộc Đoàn TN, như cơ quan báo chí, xuất bản, nhà văn hóa, các trung tâm hỗ trợ thanh niên...

Tất nhiên, có thể do bạn chưa có nhiều kinh nghiệm nên nếu muốn tham gia công tác Đoàn, ngay từ bây giờ, bạn phải tự tìm hiểu, và trang bị những kiến thức cần thiết về truyền thống Đoàn, vị trí - vai trò của tổ chức Đoàn, cũng như các nội dung mà Đoàn đang tổ chức thực hiện...

* Gửi anh Lê Văn Nuôi: Anh Nuôi ơi, làm sao để phong trào sinh viên học sinh ngày nay vẫn hừng hực lửa như thời của các anh chị ngày ấy ạ? (Huynh Thu Thao, 21 tuổi, maixanhtuoivn@... )

- Anh Lê Văn Nuôi: Đối với thế hệ trẻ đang cắp sách đến trường như các bạn sinh viên học sinh, tôi nghĩ rằng mỗi thế hệ có một điều kiện học tập, vào đời và có những sứ mệnh lịch sử mà đất nước giao cho. Vì vậy làm gì để phong trào sinh viên học sinh hôm nay vẫn hừng hực lửa như sinh viên - học sinh Sài Gòn trước 1975, theo tôi:

- Phong trào hàng đầu đối với các bạn sinh viên học sinh nên là khí thế học tập sôi nổi chuyên cần để nắm bắt tri thức mới trong thời đại khoa học công nghệ phát triển cực nhanh, để các bạn tích tụ đủ năng lượng - kiến thức hầu bước vào đời vững chắc. Phát triển tốt cuộc sống bản thân mình và đóng góp tốt cho cộng đồng xã hội, cho đất nước.

- Bên cạnh việc học tập trên ghế nhà trường, các bạn sinh viên học sinh nên tìm mọi cách tham gia vào các hoạt động công tác xã hội, từ thiện như phong trào thanh niên lao động tình nguyện xây dựng môi trường sống xanh, mùa hè xanh, xóa mù chữ cho trẻ em thất học, chăm sóc trẻ lang thang cơ nhỡ...

Qua thực tiễn dấn thân vì lợi ích cộng đồng đó, bản thân chúng ta sẽ tự trưởng thành về ý thức xã hội, nâng cao tình cảm giữa người với người, tương trợ cho nhiều bạn trẻ khác có hoàn cảnh sống khó khăn, lôi cuốn và nối kết rộng rãi các bạn trẻ vả những hoạt động ích lợi cho xã hội, cộng đồng.

Tuổi trẻ học đường hôm nay theo tôi nên tự thắp lên ngọn lửa và lan truyền ngọn lửa trong phong trào học tập và các hoạt động công tác xã hội một cách nhiệt tình, sôi nổi để phong trào sinh viên học sinh hôm nay vẫn hừng hực lửa như thời phong trào sinh viên học sinh Sài Gòn trước 1975.

xhm368p1.jpgPhóng to
Đồng chí Lê Văn Nuôi - Ảnh: Thanh Đạm

* Xin đặt câu hỏi cho cô Tư Liêm. Theo dõi quá trình phát triển của Thành đoàn TP.HCM, Bí thư Thành Đoàn là nữ rất ít trong khi nữ cán bộ Đoàn rất nhiều. Vì sao có tình trạng trên và theo cô, Thành đoàn TP.HCM nên làm gì trong công tác cán bộ để có thể đẩy mạnh hơn sự cống hiến của các cán bộ Đoàn nữ ở những cấp cao hơn. Xin cám ơn cô. (Lê Như Hạnh, 22 tuổi, lenhuhanh123@... )

- Đồng chíTrương Mỹ Lệ (Tư Liêm): Trong quá trình tham gia kháng chiến, qua các phong trào đấu tranh chính trị ở Sài Gòn trước đây đã xuất hiện nhiều nữ cán bộ Đoàn rất xuất sắc và kiên cường.

Trong quá trình phát triển theo yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng, dù hiện nay tư tưởng phong kiến đối với cán bộ nữ đã giảm nhiều nhưng vẫn còn một số khó khăn khách quan và chủ quan, số hạn chế cho nữ. Trong khi đó, lúc còn trẻ, cán bọ Đoàn nữ cũng phải vượt qua sự ràng buộc của gia đình; khi lập gia đình, cán bộ Đoàn nữ còn gặp nhiều khó khăn trong việc chăm sóc gia đình nên khi lên những cương vị cao hơn phải cố gắng nhiều hơn.

Do đó muốn đào tạo để có nhiều cán bộ nữ tham gia cống hiến, về phía lãnh đạo, tổ chức phải làm tốt công tác quy hoạch cán bộ trong đó có cán bộ nữ.

Về tổ chức, phải tạo mọi điều kiện giúp đỡ giải quyết những khó khăn bản thân cho cán bộ Đoàn nữ, ví dụ như có chế độ công việc về thời gian cũng như bố trí đi học, có những trợ cấp về tài chánh để giúp các bạn giải quyết vấn đề nuôi con nhỏ.

Đồng thời, cán bộ Đoàn nữ cũng phải tự mình phấn đấu vươn lên trong việc học tập để không ngừng tiến bộ và sẵn sàng nhận những nhiệm vụ cao hơn khi có yêu cầu của tổ chức.

Công tác tổ chức phải hết sức khách quan, nếu cán bộ nam và nữ có trình độ tương đương như nhau thì ưu tiên cán bộ nữ trong việc bố trí phân công. Trong công tác quy hoạch cán bộ nữ, phải tạo nguồn quy hoạch từ cấp cơ sở lên. Từ đó mới có điều kiện theo dõi phát hiện chọn lọc để bố trí cán bộ.

oAlQiwtI.jpgPhóng to
Đồng chí Trương Mỹ Lệ - Ảnh: Thanh Đạm

* Các anh ơi, cho em hỏi: Có phải con đảng viên, cán bộ nhà nước mới được kết nạp Đảng hay không? Em hỏi câu hỏi này là vì ở địa phương em hình như người ta kết nạp Đảng như vậy đó. Nhóm bạn của em có 5 người thì bốn người kia được kết nạp Đảng dù chúng em hoạt động Đoàn như nhau, thậm chí em còn là người nhiệt huyết và kết quả hoạt động xuất sắc hơn các bạn đó nhiều. Em nghĩ nguyên nhân chính là bốn bạn đó đều là con đảng viên, cán bộ nên mới được ưu tiên như vậy. Em rất buồn về chuyện này. Xin các anh hãy cho em lời giải chính đáng. Cảm ơn các anh nhiều. (Lưu Quốc Trí, 24 tuổi, ctc268@... )

- Đồng chí Nguyễn Văn Hiếu: Trước tiên, anh khẳng định không có việc chỉ có con em đảng viên, cán bộ mới được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam mà việc xét duyệt kết nạp một đảng viên phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định của Điều lệ Đảng, trong đó điều quan trọng nhất là quá trình rèn luyện, phấn đấu của mỗi cá nhân và được tập thể cơ sở Đoàn nơi đó tín nhiệm, giới thiệu cho Đảng xem xét, kết nạp.

Vấn đề lý lịch chỉ là một yếu tố, vì trên thực tế, có rất nhiều bạn trẻ không phải là con em cán bộ đảng viên, cán bộ mà là đoàn viên ưu tú, có quá trình phấn đấu rèn luyện tốt, lý lịch rõ ràng đã được kết nạp vào Đảng. Xuất thân của các bạn có thể là thanh niên công nhân, thanh niên nông thôn, thanh niên đang sinh hoạt ở khu phố ấp; đặc biệt là các bạn sinh viên học sinh...

Rất mong bạn kiên trì rèn luyện, phấn đấu và chủ động đến gặp cấp ủy nơi bạn đang công tác để đề đạt tâm tư nguyện vọng của mình để cấp ủy Đảng quan tâm đến quá trình phấn đấu, rèn luyện của bạn hơn.

* Được biết chú Nguyễn Chơn Trung là một tiến sĩ khoa học, chú có bí quyết gì để phát triển phong trào nghiên cứu khoa học trong tuổi trẻ hiện nay không? (Hoàng Vận, 26 tuổi, bendobinhyenqua@... )

- Đồng chí Nguyễn Chơn Trung: Tôi vừa tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế trong nước, vừa tốt nghiệp tiến sĩ khoa học và viện sĩ Viện Hàn lâm của Nga học thuyết Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa tư bản Nhà nước và việc vận dụng ở TP.HCM.

Từ những năm 80, ở trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc, nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và trải qua các công việc là Bí thư quận ủy Q.Bình Thạnh, trưởng ban quản lý khu chế xuất Khu Công nghiệp TP.HCM, qua thực tiễn công tác, tôicó điều kiện để kết hợp giữa lý luận và thực tiễn và từ thực tiễn đề xuất ra những vấn đề để góp phần cho thời kỳ đổi mới mở cửa.

Việc nghiên cứu khoa học không thể là chung chung mà phải gắn liền giữa lý luận và thực tiễn. Và từ thực tiễn để bổ sung lý luận ngày càng phong phú hơn.

Nếu không trải qua những công tác thực tiễn, chắc chắn tôi không thể làm nổi những công trình vừa qua. Đó là bí quyết nghiên cứu khoa học của tôi. Nghiên cứu gắn liền với cuộc sống, với yêu cầu của đất nước thì những đề tài nghiên cứu đó mới có giá trị.

Tôi thấy để phát động phong trào nghiên cứu khoa học trong tuổi trẻ hiện nay là một nhu cầu rất lớn, vừa để nâng cao chất lượng học tập của mình, vừa để đóng góp cho sự nghiệp chung. Cho nên, cần phải biến việc nghiên cứu khoa học trở thành việc bình thường trong các trường đại học. Bởi lẽ với sức sáng tạo nhạy bén và cầu tiến của thế hệ trẻ, nếu chịu khó tiếp cận với nền khoa học trong và ngoài nước và luôn luôn bám sát thực tiễn cuộc sống để nghiên cứu thì chắc chắn sẽ có nhiều công trình nghiên cứu khoa học có giá trị.

* Chú Sáu Quang có phải là nhà thơ Thiên Lý không ạ? Chú có bài thơ nào tặng thanh niên thành phố nhân kỷ niệm 80 năm thành lập Đoàn không? (Hoàng Hùng, 29 tuổi, hungcitico@... )

- Đồng chí Nguyễn Chơn Trung: Đúng là "chú Sáu Quang" là nhà thơ Thiên Lý. Tôi làm thơ ngay từ nhỏ, lúc hoạt động phong trào.

Sau hòa bình tôi có ra tập thơ Những dặm đường, trong tập thơ này, tôi xin tặng các bạn đọc bài thơ Chuồng cọp Côn Đảo. Xuất xứ của bài thơ này là năm 1968 khi tôi bị bắt giam và lưu đày ra chuồng cọp Côn Đảo. Tới ngày 19-5-1969, tôi bị địch cô lập ở riêng một phòng và khủng bố một cách khốc liệt để buộc tôi phải chịu chào cờ địch. Trong lúc ác liệt đó, tôi thấy mình cũng khó vượt qua sự sống nên làm bài thơ này như một kỷ niệm với các anh em. Bài thơ đó như sau:

Còng chân suốt năm dàiĂn mắm chua khô đắngPhải tuyệt đối im lặngVà phải nằm suốt ngày

Cấm không được khua còngCấm ho và tằng hắngCấm giết rệp trên tườngCấm không được tắm nắng

Đây chuồng cọp Côn ĐảoKhông phải khám Chí HòaTên cai ngục quát bảoKhi mới đất liền ra

Ngày hè một ngụm nướcNgày đông một muỗng cơmỐm đau không thang thuốcMỗi bữa vài trận đòn

Ngủ không mùng mền chiếuCơm ruồi đậu đầy tôTắm một lần mỗi thángUống nước trong thùng cầu

Quanh năm một bộ đồThân thể đầy ghẻ chócMắt mỗi ngày một mờHai chân không đi được

Súc miệng bằng nước tiểuVệ sinh không giấy lauCấm không được nói chuyệnKhông được quyền yêu cầu

Chuồng cọp càng đen tốiCàng thấy rõ tương laiQuân thù càng hung ácÝ chí ta càng dày

Mỗi sáng qua khe cửaNgắm mặt trời đỏ lênCó bầy chim én nhỏTung bay khắp mọi miền

Ngày quê hương thống nhấtAnh lại về với emVới mẹ hiền mỏi mắtChờ con suốt 10 năm.

* Xin đặt câu hỏi cho chú Phạm Chánh Trực và các cô chú, anh chị từng là Bí thư Thành đoàn: Cháu nghe nói nhiều về truyền thống của tuổi trẻ thành phố này. Nếu chỉ có thể rút ngắn được trong một câu, xin hãy cho cháu biết truyền thống của tuổi trẻ thành phố là gì? Bây giờ tụi cháu phải làm gì để phát huy truyền thống ấy cho đúng với tình hình hiện nay? Xin cám ơn. (Nguyễn Hoàng Ngân, 28 tuổi, ngan82@... )

- Đồng chí Phạm Chánh Trực: Một câu ngắn thì khó nhưng có thể nói là: "Tuổi trẻ thành phố xung kích, sáng tạo trong hành động; anh hùng, bất khuất trong đấu tranh và đoàn kết, gắn bó trong tình thương yêu của đồng bào".

Thanh niên ngày nay cần xác định lý tưởng cách mạng của mình là xung kích, xây dựng đất nước để "dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh" và đổng thời phải học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ khoa học công nghệ, tu dưỡng đạo đức, lối sống và trui rèn bản lĩnh hành động để xung kích thực hiện các nhiệm vụ mà đất nước đặt ra, nhất là trong chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

* Kính chào anh Lê Văn Nuôi. Xin anh cho biết trong giai đoạn hiện nay, khi cái xấu và cái đẹp lý tưởng đang xen kẽ nhau, chúng ta phải có chiến luợc như thế nào để thế hệ hôm nay tiếp bước truyền thống đấu tranh cách mạng của Đoàn? (PHAN LAC DONG QUAN, 47 tuổi, quanphan_52@... )

- Anh Lê Văn Nuôi: Tôi nghĩ rằng ở mọi thời đại, giai đoạn xã hội hay ở bất cứ đất nước nào, cuộc sống luôn diễn ra phức tạp đa dạng, xen kẽ giữa cái tốt và cái xấu. Điều đó đặt ra cho những nhà quản lý xã hội, những nhà quản lý nền giáo dục thế hệ trẻ trọng trách phải đề ra được những chiến lược phát triển nhân cách, trí tuệ, tư tưởng nhằm lôi cuốn lớp trẻ thời đương đại sống và hành động theo những định hướng tốt.

Lớp trẻ chúng ta đang lớn lên trong thời đất nước hòa bình, xây dựng, phát triển kinh tế với điều kiện sống tương đối ấm no và được học hành đầy đủ nên lớp trẻ đã được gia đình và xã hội tích tụ cho mình một năng lượng khá lớn, về kiến thức, kỹ năng sống.

Nếu năng lượng này không được các bạn trẻ sử dụng vào những hoạt động lành mạnh, đúng đắn như tham gia các công trình sáng tạo khoa học kỹ thuật, công tác xã hội - từ thiện... , tất yếu năng lượng đó sẽ được tiêu hóa vào những hoạt động thiếu lành mạnh, như hiện tượng bạo lực trong học đường, đua xe... bùng phát thời gian qua.

Do đó, tôi nghĩ rằng những nhà quản lý xã hội, quản lý giáo dục và nhật là Đoàn, Hội thanh niên cần đa dạng hóa những phương thức, hình thái vận động, lôi cuốn giới trẻ vào những hoạt động học tập, sử dụng các công nghệ khoa học như internet... một cách có ích, tích cực tham gia công tác xã hội... để giúp giới trẻ sử dụng năng lượng phong phú của bản thân và của thế hệ mình theo hướng tích cực.

dox7CFXm.jpgPhóng to

Các chiến sĩ công an thuộc lực lượng Công an TP.HCM dự giao lưu tại Nhà văn hóa Thanh niên, Q.1, TP.HCM - Ảnh: Thuận Thắng

* Slogan của Năm Thanh niên 2011 là “Hành động vì một môi trường xã hội lành mạnh cho tuổi trẻ”’. Đoàn - Hội có chương trình hành động cụ thể nào để thực hiện đúng và hiệu quả slogan đó không? (Lê Mạnh Long, 29 tuổi, lml29@... )

- Đồng chí Nguyễn Văn Hiếu: Theo tôi nghĩ, “Hành động vì một môi trường xã hội lành mạnh cho tuổi trẻ”’ là một khẩu hiệu hành động hết sức quan trọng để triển khai có hiệu quả chủ đề Năm Thanh niên 2011.

Theo đó, các cấp bộ Đoàn - Hội sẽ phải tích cực tăng cường thực hiện hiệu quả công tác giáo dục trên các mặt chính trị tư tưởng, truyền thống, đạo đức lối sống, ý thức chấp hành pháp luật; xây dựng ý thức công dân cho thanh thiếu nhi theo phương châm "cán bộ, đoàn viên gương mẫu vì một môi trường văn hóa lành mạnh cho tuổi trẻ"; tổ chức hiệu quả các phong trào hành động cách mạng của tuổi trẻ để thông qua đó ĐVTN có môi trường hoạt động để rèn luyện thực tiễn.

Mặt khác, các cấp bộ Đoàn, Hội phải đẩy mạnh các chương trình đồng hành với thanh niên, nhất là đồng hành với thanh niên trong rèn luyện kỹ năng xã hội, tạo ra nhiều sân chơi bổ ích cho thanh niên.

Chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi thành phố năm 2011 xác định những giải pháp cụ thể như: đa dạng hóa các phương thức triển khai các hoạt động giáo dục pháp luật, tham gia làm giảm tỉ lệ thanh thiếu nhi phạm pháp, tệ nạn xã hội.

Hội Đồng Đội TP tiếp tục chương trình "Cùng em vững bước" để tư vấn, tập huấn, trang bị cho đội viên thiếu nhi những kiến thức pháp luật, kỹ năng thực hành xã hội.

Thành Đoàn triển khai chương trình "Khi tôi 18" và chương trình "Viết tiếp Ước mơ của Thúy" trong học sinh THPT.

Hội Sinh viên kiên trì thực hiện cuộc vận động Sinh viên 5 tốt...

Đó là những giải pháp để các bạn đoàn viên, thanh niên khi tham gia tích cực các phong trào trên sẽ trở thành những chủ thể tích cực tham gia xây dựng môi trường xã hội lành mạnh cho chính bản thân mình và những người xung quanh.

Tất nhiên, việc xây dựng một môi trường xã hội lành mạnh là công việc của chung toàn xã hội, tổ chức Đoàn - Hội trong chức năng của mình sẽ chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng, và đề xuất những biện pháp, cách thức giải quyết, đặc biệt là xử lý những vụ việc vi phạm như: bạo lực học đường, kinh doanh game online bạo lực, các hành vi vi phạm trong lĩnh vực văn hóa, ngăn chặn tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm...

* Cô Lệ ơi, nữ cán bộ Đoàn vất vả hơn nam cán bộ Đoàn phải không cô? (Nguyên Linh, 19 tuổi, hoasungtuoi@... )

- Đồng chíTrương Mỹ Lệ: Cô cảm ơn câu hỏi của cháu. Làm nữ cán bộ Đoàn vất vả hơn nam cán bộ Đoàn đó là điều khách quan, vì nữ cán bộ Đoàn muốn hoàn thành được nhiệm vụ như nam cán bộ đoàn thì phải phấn đấu nhiều hơn, trách nhiệm và hi sinh nhiều hơn.

Vì phải gánh vác thêm công việc chăm sóc gia đình, phải nuôi dạy con cái trong lúc mạnh khỏe cũng như lúc ốm đau, phải làm thêm công việc nội trợ chăm sóc từng bửa ăn trong gia đình, phải giữ gìn chăm lo hạnh phúc với chồng con... nên người nữ cán bộ Đoàn phải gánh trên người hai vai; nhiệm vụ công tác và nhiệm vụ gia đình.

Mặc dù vậy theo cô, người cán bộ nữ cũng rất tự hào hạnh phúc khi làm tròn đồng thời hai nhiệm vụ này.

* Chú Sáu Quang ơi, theo chú phẩm chất quan trọng nhất của một thủ lĩnh Đoàn, thủ lĩnh thanh niên là gì ạ? (Nguyễn Kim Khôi, 28 tuổi, khoikimnguyen@... )

- Đồng chí Nguyễn Chơn Trung: Khi làm chủ tịch Tổng đoàn Học sinh Sài Gòn, tôi đang học lớp đệ nhất trường Petrus Ký (nay là Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong). Trước hết tôi phải chuyên cần học hành để học thật tốt. Đó cũng là cách tôi không để mình sa ngã trước nhiều cám dỗ của xã hội lúc đó và luôn luôn giữ gìn đạo đức, gương mẫu trong lối sống.

Được gần gũi các anh chị phụ trách, tôi luôn luôn học tập và rèn luyện bản lĩnh của người cán bộ Đoàn.

Sở dĩ thành công trong vai trò chủ tịch Tổng đoàn Học sinh Sài Gòn lúc đó và thật sự trở thành một người thủ lĩnh của thanh niên, có lẽ do tôi phát huy được ba yếu tố: một là bản lĩnh, hai có kiến thức, thứ ba là giữ gìn đạo đức lối sống gương mẫu. Theo tôi, chính những yếu tố đó tạo nên vai trò của một thủ lĩnh.

* Chú Phạm Chánh Trực ơi, chú đã tham gia tổ chức Đoàn từ rất sớm. Chú có thể cho biết những khó khăn, gian khổ mà mình đã trải qua trong quá trình tham gia tổ chức Đoàn giai đoạn miền Nam chưa được giải phóng? (Huỳnh Thị Minh Châu Q3, 27 tuổi, chau_heo_84@... )

- Đồng chí Phạm Chánh Trực: Tôi đã sống trong cuộc kháng chiến chín năm chống Pháp. Nhờ gia đình nên đối với tôi những khó khăn, gian khổ trong kháng chiến đến với tôi lúc ấy rất tự nhiên. Tuy nhiên khi còn trẻ tôi không dự kiến được hết con đường cách mạng chông gai đến mức nào.

Nếu có thể nói thì giai đoạn khó khăn ác liệt nhất là tù đày. Nhưng tôi đã vượt qua một cách đầy tự tin nhờ những tấm gương các bậc đàn anh đi trước, những anh hùng liệt sĩ đã vì nước, vì dân quên mình mà trong đó hình ảnh của anh hai tôi - Phạm Công Bình bị bắt, bị tù rồi vượt ngục, đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn và nhận thức của tôi ngay từ thuở ấy.

* Xin được đặt câu hỏi với đồng chí Phạm Chánh Trực: Những năm 1976-1977, khi phong trào TNXP rầm rộ ra quân lúc ấy đã được không biết bao nhiêu thanh niên, trí thức trẻ hưởng ứng tình nguyện không suy tính lợi ích cá nhân trên lợi ích đất nước. Vậy mà bây giờ tính "tình nguyện" hình như không được như trước. Theo đồng chí, nguyên nhân do đâu? Làm thế nào để phục hoạt tính xung phong đó trong giai đoạn hiện nay? (PHAN LAC DONG QUAN, 47 tuổi, quanphan_52@... )

- Đồng chí Phạm Chánh Trực: Phong trào TNXP thời điểm 1976-1977 cuốn hút các tầng lớp thanh niên tình nguyện tham gia rất sôi nổi, phản ảnh chủ trương đúng đắn của Đoàn trong thực tế xã hội lúc bấy giờ. Nay xã hội chúng ta đã phát triển đa dạng, phong phú hơn nhiều, với nhiều đối tượng quần chúng thanh niên có những nhu cầu khác nhau, nhiều lĩnh vực và loại hình hoạt động khác nhau, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và hội nhập toàn cầu.

Do đó để phát động các phong trào thanh niên sôi nổi hoạt động, Đoàn phải đưa ra được những nội dung, khẩu hiệu thích hợp với từng đối tượng quần chúng, từng lĩnh vực hoạt động với những phương thức, biện pháp phù hợp, làm nền tảng để từng bước hình thành phong trào rộng mạnh toàn thành phố cho mọi đối tượng có thể tham gia được.

Một trong những phong trào mang tính chất chung nhất của thanh niên có thể trở thành phong trào rộng lớn và lâu dài chính là phong trào thanh niên bảo vệ môi trường. Thanh niên có thể hoạt động trên các mặt như chống ô nhiễm môi trường, hạn chế sử dụng năng lượng hóa thạch, phát triển năng lượng mới - năng lượng tái tạo, trồng cây gây rừng...

Tất cả điều đó có thể cuốn hút cả thanh niên, thiếu nhi và kể cả người lớn - mọi gia đình đều tham gia được. Từ đó ta sẽ có phong trào sôi nổi, rộng mạnh và sẽ xuất hiện những tấm gương tích cực, xung phong có khi còn rộng lớn phong trào vào thời điểm 1976-1977.

AX7wBGrb.jpgPhóng to
Các bạn sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM giao lưu đặt câu hỏi với lãnh đạo Thành đoàn các thời kỳ tại trường - Ảnh: Thuận Thắng

* Kính thưa chú Nguyễn Trơn Chung, chú có thể cho biết hoạt động Đoàn hiện nay và thời chú công tác có gì khác biệt? (NguyennamQ3, 33 tuổi, namphong1901@... )

- Đồng chí Nguyễn Chơn Trung: Hoạt động Đoàn trong giai đoạn hiện nay vừa giống vừa khác giai đoạn của chú. Giống ở chỗ bất cứ thời kỳ nào thanh niên cũng phải đem hết nhiệt tình tuổi trẻ và dám xả thân vì sự nghiệp chung. Khác ở chỗ hiện nay quần chúng thanh niên về trình độ kiến thức đã cao hơn trước.

Trong điều kiện hội nhập và mở cửa, thanh niên có điều kiện tiếp cận với nền văn minh của thế giới nên kiến thức của thanh niên ngày nay so với trước được nâng lên rất nhiều. Trước đây, phần lớn thanh niên chỉ có khả năng nhìn trong phạm vi tỉnh hay đất nước nhưng hiện nay đã có thể mở rộng ra khu vực và thế giới. Chính vì vậy, trách nhiệm công tác Đoàn lại càng nặng nề hơn trước rất nhiều. <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Trước hết, để làm tốt công tác Đoàn, cán bộ đoàn phải luôn luôn hoàn thiện kiến thức, bản lĩnh cũng như đạo đức cách mạng. Từ đó mới có đủ khả năng tập hợp giáo dục thanh niên, đồng thời phạm vi công tác Đoàn không phải chỉ quan hệ trong nước mà phải mở rộng cả quốc tế. Có như vậy mới đóng được vai trò thủ lĩnh của thanh niên.

* Kính thưa cô Tư Liêm, chỉ còn sáu ngày nữa Đoàn TNCS Hồ Chí Minh bước sang tuổi 80. 80 năm dài lịch sử đã chứng kiến bao lớp thanh niên đã từng vùng lên đấu tranh theo sự lãnh đạo của Đảng giành độc lập dân tộc. Biết bao thanh niên, học sinh ngã xuống để đất nước đứng lên.

Trong những ngày như thế này, cảm xúc của cô như thế nào? Trong quá trình giữ nhiệm vụ quyền bí thư Thành đoàn, cô tâm đắc nhất điều gì và có điều gì cô đã suy nghĩ nhưng chưa thực hiện được? Đối với thanh niên trong xã hội ngày nay, điều gì làm cô quan tâm nhất? (Thủy Nguyên)

- Đồng chíTrương Mỹ Lệ: Trong suốt quá trình 80 năm đấu tranh cách mạng, đã có lớp lớp đồng bào đồng chí thanh niên, học sinh, sinh viên đã hi sinh, ngã xuống mới có ngày đất nước độc lập hôm nay. Tôi luôn luôn tâm niệm dù trong hoàn cảnh nào phải làm hết sức mình để tiếp tục đóng góp xây dựng đất nước. Riêng mình, tôi thấy rất hạnh phúc được còn sống, được đoàn tụ cùng gia đình trong khi nhiều đồng chí, đồng bào đã hi sinh, chưa hưởng được một ngày độc lập.

Trước đây trong chiến tranh tôi nghĩ mình chỉ sống qua từng giờ từng ngày, sau một đợt càn quét của địch chứ không nghĩ mình được sống được thấy ngày độc lập giải phóng đất nước.

Tôi được tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, được Thành ủy giao chịu trách nhiệm phụ trách 5 khu vực khởi nghĩa trong nội thành Sài Gòn và đã hoàn thành nhiệm vụ phát động quần chúng khởi nghĩa, giành quyền làm chủ cơ sở. Sau ngày giải phóng, thanh niên thành phố được phân công tham gia lập lại trật tự vệ sinh đường phố Sài Gòn, xóa những tàng tích văn hóa đồi trụy chế độ trước để lại; tham gia cứu đói đồng bào; xây dựng chính quyền cách mạng ở cơ sở... Đó là những điều hạnh phúc.

Hiện tôi rất phấn khởi và tự hào về sự nối tiếp của thanh niên thành phố qua các phong trào xây dựng các vùng nông thôn mới, tự rèn luyện mình qua các chiến dịch Mùa hè xanh... Thanh niên ngày nay có nhiều trình độ tiếp thu khoa học kỹ thuật, phát triển nhiều tài năng trẻ, đó là điều các em đã hơn chúng tôi ngày trước.

Những điều tôi đang quan tâm hiện nay là làm sao để cho công tác giáo dục lý tưởng cho thanh niên để các em sẵn sàng hi sinh một phần quyền lợi bản thân và xả thân tình nguyện đi công tác bất cứ nơi nào đất nước cần, như ở vùng sâu vùng xa vốn rất cần những thanh niên tài giỏi xây dựng chăm sóc cho đồng bào...

Một điều tôi cũng rất quan tâm tiếp theo phần giáo dục lý tưởng để tập hợp các tầng lớp thanh niên vào một tổ chức dưới sự chỉ đạo của Đoàn thanh niên, trong có thanh niên chậm tiến.

* Xin đặt câu hỏi cho bác Năm Nghị. Hiện tại sinh viên thành phố đang đổ xô vào học các ngành tài chính, công nghệ nhưng lại ít hứng thú với các ngành cơ khí và nghiên cứu. Vậy theo bác, Đoàn có thể làm gì để giúp đỡ, giải quyết sự thiếu cân bằng này? Xin cám ơn bác. (Nguyễn Thị Ngọc, 18 tuổi, ng.thingoc145@... )

- Đồng chí Phạm Chánh Trực: Lịch sử đặt ra cho đất nước ta trong giai đoạn hiện nay là phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Đã là kinh tế thị trường, sinh viên cũng phải tuân thủ quy luật của kinh tế thị trường, nghĩa là đi vào mọi ngành nghề mà thị trường có nhu cầu. Do đó nhiều bạn tìm đến những ngành "hấp dẫn" như hiện nay cũng là điều có thể hiểu được.

Nhưng mặt khác, Nhà nước cần có những chính sách để định hướng phát triển những ngành nghề phù hợp với nhu cầu phát triển đất nước trong thời đại hiện nay và trong tương lai để làm cơ sở đưa đất nước tiến lên xã hội xã hội chủ nghĩa. Trên cái nền đó, trường học sẽ phát triển phù hợp và mở ra cơ hội để thanh niên học tập.

Cần phát triển những ngành khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ hiện đại, công nghệ cao mới có khả năng đưa đất nước nhanh chóng vượt lên hiện đại và do đó mới có thể tạo điều kiện để xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa sau này.

Các bạn cũng cần chú ý các ngành khoa học xã hội nhân văn, đạo đức, triết học để có thể hoàn chỉnh xã hội tương lai của chúng ta.

* Thưa anh Nuôi, có phải thanh niên ngày nay ít chịu khó đọc, chịu viết, vì vậy thiếu sự tự tin và bản lĩnh trong cuộc sống? (Lưu Kim Hoàng, 32 tuổi, lkhoang111@... )

- Đồng chí Lê Văn Nuôi: Có lẽ do sự phát triển đa dạng của công nghệ thông tin và các phương tiện truyền thông nên nhiều bạn trẻ ngày nay ít chịu khó đọc và tham gia viết báo, làm báo. Tôi nghĩ dù ở điều kiện xã hội nào, tuổi tác nào, chúng ta cũng cần phải liên tục học, đọc, thu thập thông tin - kiến thức để cập nhật vốn hiểu biết của mình, luôn tự đổi mới mình và đáp ứng được những thử thách mới trong cuộc sống.

Với tôi, "sức đọc" luôn là một phương thức bồi dưỡng trí tuệ cần làm hằng ngày. Mỗi ngày tôi phải đọc khoảng 10 tờ báo in cùng với báo mạng; đọc hai cuốn sách/tháng; ghi nhật ký đề tài viết báo hằng ngày để có tư liệu viết bài ngay khi cần thiết. Với các bạn trẻ hôm nay, tôi nghĩ nên tận dụng những mặt lợi ích của thông tin từ internet và báo in để bồi dưỡng tri thức, vốn sống của mình.

Những hiểu biết sâu rộng trong các tác phẩm văn học, báo chí lành mạnh được viết bởi những nhà văn nhà báo có uy tín sẽ truyền đạt đến chúng ta sự tự tin và bản lĩnh sống.

Mặt khác, các bạn trẻ nên tích cực tham gia các câu lạc bộ sáng tác văn học, viết báo, mạnh dạn gửi các sáng tác của mình đến các báo như báo, tạp chí của trường, báo Mực Tím, Áo Trắng, Tuổi Trẻ..., các báo mạng để có thêm được những niềm vui trí tuệ rất thú vị trong cuộc sống.

* Chú Phạm Chánh Trực ơi, cháu là một đoàn viên nằm trong lực lượng vũ trang mới được kết nạp nên nhiều lúc còn bỡ ngỡ. Cháu xin hỏi chú câu này: là thành viên lâu năm trong Ban thường vụ Thành đoàn TP.HCM, chú có những kinh nghiệm nào để cháu trở thành một thanh niên có ích cho xã hội để những kinh nghiệm đó đi theo cháu suốt thời gian phục vụ trong lực lượng vũ trang, góp phần xây dựng đất nước, xây dựng Đảng, Đoàn ngày càng vững mạnh hơn nữa? (Văn Công Phát, 24 tuổi, nguoitanoi_toikho2002@... )

- Đồng chí Phạm Chánh Trực: Kinh nghiệm của tôi để trở thành một thanh niên có ích cho xã hội, trước hết là được giáo dục gia đình tốt, tiếp theo là được Đảng, Đoàn định hướng cho mình về mục tiêu, lý tưởng; bồi dưỡng, giáo dục về thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng.

Hiện nay bạn đang có được một môi trường sống và rèn luyện trong lực lượng vũ trang, đó là điều rất quý báu. Tôi tin rằng môi trường lực lượng vũ trang sẽ giúp bạn trưởng thành và có vốn sống phong phú sau này.

* Thưa anh Hiếu, câu nói bất hủ của anh Lý Tự Trọng: "... Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng, chứ không thể là con đường nào khác". Theo bản thân em nghĩ, câu nói đó luôn phù hợp với mọi thời đại, luôn thể hiện được vai trò nhiệm vụ cách mạng của người thanh niên. Nhưng trong tình hình hiện nay anh có thể chia sẻ thêm về nhiệm vụ cách mạng của thanh niên? (Đỗ Đình Chinh Q3, 27 tuổi, dinhchinh2001@... )

- Đồng chí Nguyễn Văn Hiếu: Theo tôi, thanh niên ở bất cứ thời đại nào cũng là lực lượng tiên phong trong xây dựng và bảo vệ sự trường tồn của dân tộc - Tổ quốc. Thanh niên ngày trước ở thời kỳ sống trong cảnh thân phận dân tộc nô lệ, bị thực dân, đế quốc xâm lược hay ngoại bang xâm lấn đã sẵn sàng hi sinh máu xương của mình để bảo vệ Tổ quốc, không sợ đòn roi tra tấn, hay chuồng cọp, chuồng bò ở địa ngục trần gian để đánh đuổi thực dân, đế quốc hay bảo vệ vững chắc biên cương, biển đảo của Tổ quốc.

Thế hệ thanh niên thế hệ hôm nay phải thật sự khát khao tiếp tục dấn thân, xung phong, tình nguyện để xây dựng đất nước, đưa đất nước tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập sâu rộng với thế giới.

Để làm được điều đó, thanh niên phải trau dồi bản lĩnh chính trị, nâng cao tri thức khoa học, tiến quân mạnh mẽ vào khoa học kỹ thuật, có ý thức chống đói nghèo lạc hậu, kém phát triển... Mỗi bạn trẻ hôm nay phải tự nhận thức sứ mệnh của chính mình trong công cuộc kiến thiết, xây dựng đất nước, trước hết phải nỗ lực học tập, nâng cao tri thức, luôn lao động công tác hết sức mình, sống có trách nhiệm với mọi người xung quanh.

Tất nhiên, nhiệm vụ của mỗi người thanh niên hiện nay có nhiều điểm khác nhau, nhưng tựu chung lại, nhiệm vụ của thanh niên là phải trở thành công dân tốt, có lý tưởng sống, ước mơ hoài bão lớn trong một trái tim nhiệt huyết, sẵn sàng làm tốt những công việc bình thường nhưng có ích cho xã hội.

* Thưa chú Nguyễn Chơn Trung, cháu muốn biết động lực nào thúc đẩy chú đến tổ chức Đoàn và tham gia phong trào cách mạng trước 1975? (hoangdungquan3, 21 tuổi, bupbe_bietyeu18@... )

- Đồng chí Nguyễn Chơn Trung: Lúc 5 tuổi tôi đã đi theo ba lên sống ở chiến khu Đồng Tháp Mười. Tại đây, từ nhỏ tôi đã chứng kiến cảnh bom đạn hết sức ác liệt. Có những lúc bị giặc bao vây không có cơm ăn, phải ăn toàn củ năng để sống nhưng tôi đã chứng kiến hoạt động cách mạng của cha tôi cũng như những người đồng đội hết sức hào hùng và sôi nổi.

Lớn lên, tôi lại chứng kiến cảnh chế độ Ngô Đình Diệm khủng bố những người kháng chiến, bắt bớ đánh đập tù đày, ngay cả hai người anh của tôi cũng bị bắt, tra tấn dã man. Khi lên Sài Gòn, tôi sống trong căn nhà ổ chuột rách nát của một người bà con, chứng kiến cảnh cùng khổ của người lao động và đặc biệt không khí cách mạng Sài Gòn đã đưa tôi vào tham gia hoạt động phong trào một cách rất tự nhiên.

Có lần biết tôi tham gia cách mạng, mẹ tôi lên thăm và rất lo lắng con sẽ bị tù đày như hai anh. Bà khuyên tôi phải luôn luôn hết sức cẩn thận. Tôi rất xúc

TUỔI TRẺ ONLINE
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên