20/12/2016 08:00 GMT+7

Tự bảo vệ đôi mắt của mình, cách nào?

T.T
T.T

Thói quen là những “công cụ” gây hại đến sức khoẻ nguy hiểm nhất. Bằng một cách âm thầm, những thói quen xấu tưởng chừng không liên quan lại làm hại đến đôi mắt, khiến thị lực của chúng ta không thể quay trở lại khoẻ mạnh như lúc ban đầu.

Đọc sách, xem phim bằng thiết bị điện tử

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ cần tiếp xúc với màn hình của các thiết bị điện tử trên 3 giờ mỗi ngày, mắt sẽ có nguy cơ bị suy giảm thị lực 90%. Trong khi đó, theo thống kê tại Việt Nam, trung bình mỗi người hiện sử dụng màn hình các thiết bị điện tử một ngày gần 10 giờ (dùng máy tính bảng 5 giờ 10 phút, điện thoại 2 giờ 40 phút, xem tivi 2 giờ).

Dùng máy tính nhiều gây ra khô và nhức mỏi mắt

Khi xem phim trên máy tính hoặc máy tính bảng, bạn có xu hướng nhìn gần, từ đó khiến cho mắt phải điều tiết nhiều, gây nên căng thẳng cho mắt, khô mỏi mắt. Chúng cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt do nhiễm khuẩn bởi trong màng firm nước mắt có những enzym tự nhiên giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây hại cho mắt. Các chuyên gia tại Bệnh viện mắt TW khuyên bạn nên cho đôi mắt nghỉ 10-15 phút sau mỗi 2 giờ sử dụng các thiết bị điện tử.

Xem TV, sử dụng máy tính trong bóng tối

Ánh sáng xanh phát ra từ màn hình TV có bước sóng ngắn (từ 450-495nm) mang năng lượng cao, do đó có khả năng tác động sâu vào đáy mắt gây tổn thương võng mạc, đặc biệt là tế bào biểu mô sắc tố võng mạc - RPE. 

 Võng mạc bị tổn thương

Điều này vô cùng nguy hại vì RPE là tế bào đặc biệt trong mắt, có chức năng cung cấp dưỡng chất cho các tế bào thị giác. Đồng thời là nơi hấp thụ các ánh sáng dư thừa, đào thải các chất chuyển hóa gây hại cho võng mạc và đóng vai trò quan trọng khi tham gia vào chu trình thị giác. Chính vì thế, sự suy giảm hoạt động của RPE là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý nguy hiểm ở võng mạc đặc biệt là thoái hóa hoàng điểm, bệnh lý có nguy cơ mù lòa rất cao.

Rượu, bia, thuốc lá - Hại đủ đường

Thống kê cho thấy, trong số các bệnh nhân bị đục thủy tinh thể thì có tới 20% là nghiện hút thuốc lá nặng. Thực tế, hút thuốc lá gây ra những thay đổi sinh hóa trong cơ thể, đẩy nhanh lão hóa. Kết quả sẽ dẫn đến bệnh đục thủy tinh thể, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của bệnh nhân.

Rượu, bia thuốc lá ảnh hưởng rất lớn tới mắt

BS. ThS Nguyễn Thu Thủy, Bệnh viện Mắt TW cho biết, rượu gây độc gan làm suy giảm chức năng gan dẫn đến kém hấp thu vitamin A - là dưỡng chất cần thiết hàng đầu cho mắt. Đó là lý do cho việc tổn thương dây thần kinh thị giác, mắt phản ứng chậm, chứng đau nửa đầu thường xuyên, mắt đỏ và giảm sự nhạy cảm tương phản.

Giải pháp bảo vệ và phục hồi thị lực của giới trẻ Việt

Ngoài việc chú ý từ những thay đổi nhỏ để loại bỏ thói quen xấu, chúng ta cũng nên bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cho mắt từ các loại thực phẩm gần gũi như rau xanh, trái cây tươi, thịt cá. Ngoài các dưỡng chất tự nhiên thì không nên bỏ qua các dưỡng chất được tổng hợp trong sản phẩm bổ mắt, điển hình như Astaxanthin, lutein, biberry extract…

Khả năng chống oxy hóa vượt trội của Astaxanthin

Astaxanthin một carotenoid tự nhiên, có khả năng chống ôxy hóa mạnh gấp 800 lần CoQ10; 6000 lần vitamin C giúp ngăn cản quá trình ôxy hóa gây lão hóa và tổn thương tế bào mắt, giúp tăng cường khả năng điều tiết, cải thiện thị lực, hỗ trợ phòng ngừa bệnh cận thị, loạn thị. Kết hợp với lutein, bilberry extract (cao việt quất), vitamin A, vitamin B2 trong sản phẩm giúp cải thiện vi tuần hoàn, tăng dòng máu đến nuôi dưỡng, phục hồi tế bào mắt, chống khô mỏi. 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ataxavi Vision với Astaxanthin từ vi tảo lục Nhật Bản, cùng các dưỡng chất thiết yếu cho mắt: Vitamin A, Vitamin B2, Lutein, Bilberry Extract (Cao việt quất) giúp:

- Bảo vệ mắt, hỗ trợ điều trị suy giảm thị lực

- Giúp nâng cao thị lực với người bị cận thị

- Chậm quá trình lão hóa, phòng ngừa thoái hóa điểm vàng

Ataxavi Vision - 1 viên mỗi ngày giúp đôi mắt sáng khỏe

Sản phẩm của:

Công ty Cổ phần Dược Trung Ương Mediplantex

Website: http://ataxavi.vn/Ataxavi-Vision 

Điện thoại: 043 66 86 111 - 1900 60 43

Giấy xác nhận nội dung quảng cáo số: 5315/2015/ATTP-XNCB. 

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

T.T
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên