Đồng thời kêu gọi các nước Đông Nam Á kiềm chế để duy trì hòa bình và hợp tác tại khu vực.
Phóng to |
Hàng không mẫu hạm USS George Washington của Mỹ đi vào vùng biển Đông hôm 3-7 trong chuyến tuần hành trên Thái Bình Dương - Ảnh: AP |
Trong hai ngày tham gia hội nghị, các học giả, chuyên gia an ninh hàng hải và nhiều quan chức cao cấp đã thảo luận về tác động cũng như triển vọng hòa bình tại khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Trung Quốc gọi là Nam Sa). Đây là khu vực có tàu bè đi lại đông thứ hai thế giới, có nguồn tài nguyên hải sản và trữ lượng khí tự nhiên lớn.
Các ý kiến cho rằng khu vực mà Trung Quốc tự nhận của mình nằm bên trong đường chữ U trên biển Đông là do Trung Quốc tự vẽ ra, chứ không dựa theo luật lệ quốc tế nào. Đài ABS CBN News của Philippines dẫn lời phó giáo sư Li Mingjiang của Trường nghiên cứu các vấn đề quốc tế S. Rajaratnam thuộc Đại học Công nghệ Nangyang (Singapore) cho rằng đòi hỏi này của Trung Quốc là rất “mù mờ”. “Đường chữ U hay đường chín đoạn này đang gây ra rất nhiều căng thẳng, xung đột” - ông nói. Trung Quốc tới nay vẫn chỉ muốn thương lượng song phương liên quan tới các tranh chấp và bác bỏ bên thứ ba, đặc biệt là Mỹ, cùng tham gia tiến trình thảo luận này. Ông Li cho rằng Trung Quốc không nên gây áp lực hoặc đe dọa các bên để khẳng định chủ quyền của mình. “Gây áp lực không phải là một cách tiếp cận tốt, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay. Trung Quốc tạo áp lực thì chỉ gây ra tai hại thôi... Cần phải giải thích cho Trung Quốc hiểu là thời thế đã thay đổi, bối cảnh khu vực đã thay đổi” - ông nhấn mạnh.
Tờ Jakarta Post dẫn lời chuyên gia về ASEAN Dewi Fortuna Anwar cho rằng Indonesia nên sử dụng Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) sắp tới ở Bali cũng như vai trò chủ tịch ASEAN của mình để giúp giảm căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng ASEAN. Bà nhấn mạnh mục tiêu chính là các bên liên quan không chọn giải pháp giải quyết tranh chấp bằng đe dọa hoặc sử dụng vũ lực.
Trung Quốc và ASEAN đã ký Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) năm 2002, nhưng theo Philippines, Trung Quốc gần đây đã luôn có những hoạt động gây hấn. “Indonesia nên khuyến khích Trung Quốc đàm phán đa phương, chứ không phải song phương, để thúc đẩy việc xây dựng lòng tin và hạn chế những hiểu lầm” - bà Anwar nhấn mạnh.
Reuters ghi nhận các vụ va chạm xảy ra thường xuyên hơn trên biển và các nước Đông Nam Á đã phải lên tiếng phản đối mạnh mẽ hơn đối với hành động của Trung Quốc. “Quốc tế hóa vấn đề tranh cãi trên biển Đông là một cách để bảo vệ lợi ích của các nước Đông Nam Á” - tiến sĩ Xiaoxiong Yi, giám đốc chương trình Trung Quốc, Đại học Marietta (Mỹ), nói.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Philippines đã lên đường tới Bắc Kinh với nội dung quan trọng hàng đầu trong chương trình nghị sự là các tranh chấp trên biển Đông.
Trong khi đó hôm nay (8-7), người Philippines ở 12 thành phố tại Mỹ, Canada, Úc và Philippines cùng lúc biểu tình trước các cơ quan đại diện ngoại giao của Trung Quốc, công khai cho thế giới biết việc Trung Quốc đã phớt lờ thỏa thuận với ASEAN là đồng ý giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh hải một cách hòa bình thông qua đàm phán. Thế nhưng tháng 3-2010, Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố biển Đông là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc và không có gì bàn cãi. Và như China Daily đưa tin, Trung Quốc đã đầu tư 892 triệu USD để xây dựng một siêu giàn khoan dầu và đưa vào hoạt động trong tháng này ở khu vực đặc quyền kinh tế của Philippines. Philippines khẳng định Trung Quốc không có quyền làm như vậy, báo Asian Journal cho biết.
Trong một cuộc họp báo tại New York ngày 6-7, chủ tịch USP4GG, tổ chức của cộng đồng người Philippines ở nước ngoài, đã tuyên bố: “Trung Quốc đang bắt nạt Philippines và là người Philippines khắp nơi trên thế giới, chúng tôi nên cùng gánh vác trách nhiệm và cùng đứng lên bảo vệ quê hương”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận